Thành lập doanh nghiệp dịch vụ bưu chính và chuyển phát
Thành lập doanh nghiệp dịch vụ bưu chính và chuyển phát thu hút nhiều người quan tâm

Nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng những năm gần đây ngày một tăng cao không chỉ riêng ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mà còn ở các tỉnh. Mức độ giao dịch tăng, đạt 45% doanh thu của thị trường. Điều này kéo theo sự thành lập doanh nghiệp dịch vụ bưu chính và chuyển phát ngày càng nhiều.

Tuy nhiên để thành lập doanh nghiệp dịch vụ bưu chính và chuyển phát thì cần phải chú ý những đặc điểm gì? Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin cần thiết cho người đọc.

Những yêu cầu cần thiết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp dịch vụ bưu chính và chuyển phát.

Chủ doanh nghiệp cần chú ý đến mã ngành nghề:

Mã ngành 5310 dành cho bưu chính

Mã ngành 5320 dành cho chuyển phát

Chủ doanh nghiệp cần chú ý vốn điều lệ:

Đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh thì vốn tối thiểu là 2 tỷ VNĐ

Đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế thì có vốn tối thiểu là 5 tỷ VNĐ.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp dịch vụ bưu chính và chuyển phát gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệpdịch vụ bưu chính và chuyển phát;
  • Điều lệ công ty;
  • Đối với công ty TNHH cần danh sách thành viên ,công ty CP cần có danh sách cổ đông.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân như CMTND, căn cước CD hoặc hộ chiếu.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký DN
  • Các giấy tờ liên quan khác

Sau khi hoàn thành hồ sơ, doanh nghiệp nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư mà công ty đặt trụ sở.

Thời hạn làm việc 04 -06 ngày

Bước 2: Doanh nghiệp cần xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính gồm:

  • Giấy đề nghị giấy phép bưu chính;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính
  • Các điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);
  • Phương án kinh doanh;
  • Mẫu hợp đồng cung ứng dịch vụ đảm bảo  phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
  • Các mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);
  • Bảng giá cước dịch vụ bưu chính cần đảm bảo phù hợpvới quy định của pháp luật về bưu chính;
  • Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố được áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
  • Các quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu trong trường hợp phát sinh thiệt hại, đồng thời quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, và đảm bảo thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
  • Trường hợp hợp tác cung ứng 1 số công đoạn dịch vụ bưu chính phải có bản thỏa thuận với các doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt
  • Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh đối với tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài.

Phương án kinh doanh gồm các nội dung như sau:

  • Thông tin cần có về doanh nghiệp bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (email) của trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, hệ thống chi nhánh, web của doanh nghiệp (nếu có) và các thông tin liên quan khác;
  • Cần cung cấp địa bàn dự kiến cung ứng dịch vụ;
  • Cung cấp hệ thống và phương thức quản lý, điều hành dịch vụ;
  • Cung cấp quy trình cung ứng dịch vụ gồm quy trình chấp nhận, vận chuyển và phát hàng hóa;
  • Trong trường hợp hợp tác với doanh nghiệp khác cần trình bày về phạm vi hợp tác, việc phối hợp đảm bảo an toàn, an ninh, giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại đối với trường hợp người sử dụng yêu cầu.
  • Đưa ra các biện pháp bảo đảm an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính;
  • Đồng tời phải phân tích tính khả thi và lợi ích kinh tế – xã hội của phương án thông qua các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, chi phí, số lượng lao động, thuế nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trong 03 năm tới kể từ năm đề nghị cấp phép.

Các cơ quan có thẩm quyền cấp phép với việc thành lập doanh nghiệp dịch vụ bưu chính và chuyển phát :

Sở Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền:

– Có quyền trong việc cấp giấy phép bưu chính đối với trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi nội tỉnh;

– Có quyền trong việc cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh và  một số trường hợp theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 25 Luật bưu chính.

Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền:

  • CÓ quyền cấp giấy phép bưu chính đối với các trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế;
  • Có quyền trong việc cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối vớimột số trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế và các trường hợp quy định tại điểm d, đ, e, h khoản 1 Điều 25 Luật bưu chính.

Cơ sở pháp lý để thành lập doanh nghiệp dịch vụ bưu chính và chuyển phát :

  • Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Luật bưu chính 2010;
  • Nghị định số 47/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính.

Trên đây là những thông tin quan trọng để có thể thành lập doanh nghiệp. Mọi thắc mắc của quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242 hoặc truy cập website: https://ketoanminhchau.com/

 

 

 

 

 

 

 

 

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời
    error:
    GỌI ĐIỆN NGAY 0937967242