Nếu kế toán viên trong quá trình thực hiện có những lỗi sai về chữ ký bao gồm không đúng với sổ đăng ký hoặc về màu mực hoặc không theo quy định sẽ bị phạt theo pháp luật. Vậy các mức xử phạt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách đầy đủ các thông tin liên quan.
Dựa vào Nghị định 41/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã chỉ ra rất rõ về việc xử phạt vi phạm HC trong lĩnh vực kế toán. Có rất nhiều sai sót sẽ bị phạt tiền với các mức nặng nhẹ khác nhau tuỳ theo mức vi phạm, từ 3 đến 30 triệu đồng. Các lỗi được chi tiết như sau:
1/ Không có chữ ký của người đại diện công ty:
Nếu trong bản báo cáo minh bạch khi được công bố không có sự xuất hiện của chữ ký người đại diện của công ty theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền thì được xem là vi phạm.
Mức xử phạt: Cảnh cáo.
2. Sổ kế toán thiếu thông tin và chữ ký
Khi lập sổ kế toán nếu không có các thông tin về đơn vị kế toán, tên sổ, ngày tháng năm chi tiết lập và khoá sổ, thiếu chữ kỹ của người lập, KTT, người đại diện. Sổ không đánh số trang, đóng dấu giáp lai thì các lỗi này đều tính là vi phạm.
Mức xử phạt: 1-2 triệu đồng.
3. Thiếu chữ ký và đóng dấu khi in ra giấy:
Nếu doanh nghiệp không đóng thành sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có chữ kỹ và đóng dấu theo quy định khi in ra giấy.
Mức xử phạt 1-2 triệu đồng.
4, Không có chữ ký đầy đủ ở Báo cáo tổng kết:
Doanh nghiệp không lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê hoặc có lập báo cáo nhưng lại không có đủ chữ ký các thành phần theo quy định.
Mức xử phạt 1-2 triệu đồng.
5. Sử dụng chữ ký khắc sẵn:
Nếu doanh nghiệp ở vị trí ký chứng từ kế toán bằng việc đóng dấu chữ ký khắc sẵn sẽ bị xem là vi phạm.
Mức xử phạt: 3-5 triệu đồng.
6. Các tài liệu kế toán sao chép không có chữ ký
Nhiều doanh nghiệp không để ý đến tài liệu kế toán sao chụp nên các tài liệu này không có đủ chữ ký và đóng dấu của các đơn vị, cá nhân liên quan theo quy định pháp luật. Do vậy điều này vi phạm.
Mức xử phạt: 3-5 triệu đồng.
7. Chữ ký không thống nhất:
Nếu nhận thấy chữ ký của một người không thống nhất hoặc không giống với sổ đăng ký mẫu chữ ký thì bị xem là vi phạm.
Mức xử phạt: 5-10 triệu đồng.
8. Các chứng từ không đủ chữ ký:
Nếu các chứng từ kế toán không đủ chữ ký theo chức danh trên chứng từ thì điều này không được xem là hợp lệ. Và phải xử phạt.
Mức xử phạt: 5-10 triệu đồng.
9. Không có chữ ký trên báo cáo tài chính:
Nếu khi lập báo cáo tài chính mà không có chữ ký của người lập hay kế toán trưởng, người đại diện công ty theo pháp luật thì bị xem là vi phạm.
Mức xử phạt: 5-10 triệu đồng.
10. Không có chữ ký ở báo cáo kiểm toán:
Nếu khi lập báo cáo kiểm toán không có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề theo quy định thì sẽ bị xem là vi phạm.
Mức xử phạt: 5- 10 triệu đồng.
11. Chi tiền nhưng chứng từ chi tiền chưa có chữ ký:
Trong trường hợp nếu kế toán viên thực hiện việc chi tiền nhưng chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xem là vi phạm. Mức phạt khá nặng.
Mức xử phạt: 20-30 triệu đồng.
Khi nghị định có hiệu lực có rất nhiều kế toán viên khá lo lắng vì hiện nay có khoảng 60 lỗi kế toán rất dễ mắc và phạt tiền. Các lỗi được bổ sung và nghị định 41. Do đó để tránh mắc những lỗi liên quan đến chữ ký, đòi hỏi kế toán viên phải cẩn thận, đối chiếu kỹ lượng, kiểm tra tỉ mỉ tránh những thiếu sót và dẫn đến các hình thức xử phạt trên. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng dịch vụ của bên thứ 3 để kiểm soát toàn bộ thực hiện các vấn đề liên quan đến kế toán.