NHỮNG BƯỚC CƠ BẢN CHUẨN BỊ VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1. Xác định loại hình Doanh nghiệp: CTY TNHH MTV, TNHH 2 TV, CTY CP
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
+ công ty tnhh hai thành viên trở lên được các doanh nghiệp lựa chọn để thành lập với số lượng khá lớn, về thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức tham gia thành lập. Tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên. Công ty TNHH có cơ cấu tổ chức quản lý phức tạp hơn doanh nghiệp tư nhân, về cơ bản bao gồm Hội đồng thành viên, ban kiểm soát với công ty trách nhiệm hữu hạn, nên sẽ tốn kém chi phí quản lý hơn so với doanh nghiệp tư nhân. Khi công ty có mười một thành viên trở lên thì bắt buộc có Ban kiểm soát để kiểm soát hoạt động của công ty.
+ Công ty cổ phần
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
2. Cách chọn tên công ty:
Việc đặt tên công ty không phải là do tùy thích mà cần tuân thủ một số quy định của pháp luật. Vậy đặt tên công ty thế nào cho đúng luật?
Tên công ty phải được viết bằng tiếng Việt
Nếu tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài cũng được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng thuộc hệ chữ La-tinh.
Khi đặt tên doanh nghiệp những điều sau bị cấm:
– Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, trừ trường hợp doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản;
– Sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp… để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Cách chọn địa chỉ Doanh nghiệp
Nên lựa chọn trụ sở ổn định lâu dài
Địa chỉ rõ ràng và có đủ giấy tờ liên quan
Không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể
Địa chỉ đáp ứng các điều kiện để kinh doanh
Lựa chọn địa chỉ trụ sở chính cũng quyết định cơ quan quản lý thuế trực tiếp doanh nghiệp.
4. Quy định vốn điều lệ :
Khi thành lập công ty , vốn điều lệ không được pháp luật quy định về vốn điều lệ tối thiểu. Nhưng nếu số vốn điều lệ đăng ký quá thập thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ liên quan đến thuế môn bài: vốn trên 10 tỷ là mỗi năm 3 triệu vnđ, vốn dưới 10 tỷ mỗi năm 2 triệu vnđ.
5. Ngành nghề kinh doanh :
1.1 Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
1.2 Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
1.3 Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
1.4 Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
6. Các thủ tục sau khi thành lập công ty :
- Mở tài khoản công ty để giao dịch (giao dịch hóa đơn trên 20 triệu phải chuyển khoản qua tk công ty)
- Đăng ký mua thiết bị khai thuế điện tử (bắt buộc) để kê khai nộp tờ khai thuế, nộp tiền thuế, khai báo hải quan (nếu có)
- Treo bảng hiệu công ty
- Nộp thuế môn bài
- In và phát hành sử dụng hóa đơn
- Hàng tháng/quý nộp báo cáo thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
- Cuối năm làm Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán thuế TNDN (thuế suất 20%), quyết toán thuế (TNCN) thu nhập cá nhân.
- Đăng ký tham gia bảo hiểm BHXH, BHYT, BHTN cho nhân viên
-
Đăng ký thang bảng lương nộp Sở lao động huyện, thành phố.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Quy định pháp luật về việc thành lập Doanh nghiệp. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với công ty Minh Châu – đơn vị tư vấn thành lập doanh nghiệp , dịch vụ kế toán, tư vấn thuế chuyên nghiệp nhất.