Trong mô hình doanh nghiệp có tồn tại những đơn vị trực thuộc công ty. Để hiểu rõ hơn về đơn vị trực thuộc và phân loại, chúng tôi xin gửi thông tin chi tiết trong bài viết này.
Khái niệm về các đơn vị trực thuộc của công ty
Đơn vị trực thuộc chính là tổ chức hạch toán phụ thuộc vào công ty bao gồm như sau:
ĐVTT( đơn vị trực thuộc) hoạt động kinh doanh
ĐVTT không hoạt động kinh doanh
ĐV mới được thành lập theo chỉ đạo của cơ quan chuyên trách
ĐV sự nghiệp công lập như trường học, bệnh viện hay TT nghiên cứu.
Đối với đơn vị TT của công ty sẽ gồm chi nhánh, VP đại diện và địa điểm kinh doanh. Dựa vào Điều 44 của Luật Doanh Nghiệp 2020 đã định nghĩa cấu trúc đơn vị PT công ty như sau:
Về địa điểm kinh doanh: chính là nơi doanh nghiệp thực hiện HĐKD cụ thể.
Về VP đại diện có nhiệm vụ DD theo uỷ quyền vào bảo vệ mọi lợi ích của công ty, mục tiêu không tạo ra doanh thu.
Về chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ chức năng của công ty, gồm đại diện theo uỷ quyền. Đồng thời ngành nghề KD của chi nhánh cần đúng với ngành nghề của công ty đã đăng ký trước đó.
Phân biệt các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp:
Dựa vào các tiêu chí để có thể phân biệt các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp:
Về vấn đề phạm vi hoạt động:
Chi nhánh:
Đây là đơn vị phụ thuộc được công ty thành lập ở địa chỉ cụ thể nhằm đảm bảo việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty dựa vào sự uỷ quyền.
Đối với đơn vị này sẽ có mã số thuế, con dấu riêng và ngành nghề đăng ký.
Và được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh để tạo ra doanh số cũng như nhiệm vụ mà công ty uỷ quyền.
Văn phòng đại diện:
Là đơn vị phụ thuộc công ty, mặc dù không có chức năng kinh doanh mà chỉ đại diện nhưng đơn vị vẫn được đăng ký và sử dụng con dấu riêng. Công ty có thể thành lập VPDD ở trong nước hoặc nước ngoài, được đặt một hay nhiều VPDD tại một địa phương.
Địa điểm kinh doanh:
Đây chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ. Với địa điểm kinh doanh có thể được đặt khác với địa chỉ trụ sở chính.
Về vấn đề kê khai và hạch toán kế toán:
Chi nhánh:
Chi nhánh công ty có thể chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập. Lúc đó:
Chi nhánh hạch toán độc lập: bao gồm kê khai thuế GTGT, thuế TNCN, lệ phí môn bài ở cơ quan thuế quản lý CN
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
Nếu chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính: thực hiện việc kê khai và nộp tiền lệ phí môn bài, thuế GTGT tại cơ quan thuế của trụ sở chính.
Nếu chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính: kê khai và nộp tiền lệ phí môn bài, thuế GTGT tại cơ quan thuế của nơi đặt chi nhánh.
Lưu ý:
Khi hạch toán phụ thuộc dù cùng hay khác tỉnh đều không cần nộp hồ sơ kê khai thuế mà cần kê khai tập trung tại cơ quan thuế đặt công ty và kê khai thuế TNCN tại cơ quan quản lý thuế nơi đặt chi nhánh.
Văn phòng đại diện:
Mục đích của hình thức này là đại diện, tiếp thị và tìm hiểu thị trường. Do không tham gia vào việc sản xuất kinh doanh nên không có nguồn doanh thu và không phát hành hoá đơn, và không đóng lệ phí môn bài.
VPDD cần nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng hoặc quý đối với những sắc thuế VPDD phát sinh phải nộp.
VPDD có nhiệm vụ khấu trừ và kê khai thuế TNCN đối với tiền công, tiền lương của NV tại VPDD.
Việc khấu trừ và kê khai sẽ được thực hiện tại trụ sở chính.
Địa điểm kinh doanh:
Đây chính là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hoá nên phải nộp lệ phí môn bài và thuế GTGT.
Địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính thì sẽ cần kê khai và đóng thuế tại cơ quan quản lý TT.
Nếu khác tỉnh thì kê khai, đóng thuế tại cơ quan quản lý thuế ở địa điểm KD.
Hình thức này không có mã số thuế riêng và khi hạch toán thuế thì sẽ phải theo phương thức kê khai tập trung.
Trên đây là các thông tin cần thiết về các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về mỗi đơn vị, các doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết.