Để thuận tiện hơn trong việc chăm sóc khách hàng cũng như tiết kiệm chi phí vận chuyển, các công ty hiện nay đang có xu hướng mở thêm nhiều địa điểm kinh doanh tại các tỉnh khác nhau. Việc làm này có phù hợp với quy định pháp luật ? Thủ tục thực hiện ra sao?

Khái niệm chung về địa điểm kinh doanh

Nơi diễn ra hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa và những hoạt động khác mang lại doanh thu cho doanh nghiệp ứng với các ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký được gọi chung là địa điểm kinh doanh.

1-dang-ky-them-dia-diem-kinh-doanh

Hiểu thế nào là địa điểm kinh doanh?

Nhờ có địa điểm kinh doanh, mức độ phủ sóng và tiếp cận với khách hàng của doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển cũng như đẩy mạnh việc chăm sóc khách hàng thêm phần hiệu quả hơn.

Vài nét về đặc điểm của địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh và trụ sở chính của doanh nghiệp có thể trùng hoặc khác nhau. Tùy vào định hướng kinh doanh cũng như số lượng khách hàng tiềm năng tại các khu vực mà doanh nghiệp lựa chọn vị trí phù hợp.

Để được công nhận và được phép thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh, chủ doanh nghiệp phải làm thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh và gửi đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2-dang-ky-them-dia-diem-kinh-doanh

Làm thủ tục thông báo thành lập thêm địa điểm kinh doanh

Lưu ý rằng, địa điểm kinh doanh sẽ không được cấp mã số riêng nên khi có hạch toán thuế thì phải phụ thuộc vào công ty bằng hình thức kê khai thuế tập trung.

Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp chỉ có 1 trụ sở chính nên việc coi địa điểm kinh doanh là trụ sở chính thứ hai là không phù hợp với quy định pháp luật.

Ngoài ra việc để tên địa điểm kinh doanh trùng với tên doanh nghiệp là không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể đặt một tên khác nhưng phải làm thủ tục thông báo và được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.

Có được phép thành lập thêm địa điểm kinh doanh?

Theo quy định pháp luật thì việc thành lập thêm địa điểm kinh doanh là không trái quy định. Theo đó, công ty có quyền thành lập thêm 1 hoặc nhiều địa điểm kinh doanh tại cùng một thành phố hoặc nhiều thành phố khác nhau.

3-dang-ky-them-dia-diem-kinh-doanh

Thành lập thêm địa điểm kinh doanh là phù hợp với quy định pháp luật

Khi có nhu cầu, chủ doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo thành lập thêm địa điểm kinh doanh như sau:

Đầu tiên là việc chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Mã số doanh nghiệp, tên công ty, trụ sở chính công ty hoặc tên và địa chỉ chi nhánh của nó nếu có.
  • Bên cạnh đó còn có tên, địa điểm kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của địa điểm này.
  • Một số giấy tờ tùy thân khác như cccd/cmnd bản sao.

Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ thì doanh nghiệp sẽ tiến hành gửi thông báo về việc thành lập địa điểm kinh doanh đến phòng đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày theo quy định.

Cuối cùng, trong 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ từ doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận cũng như cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh theo đúng nhu cầu của doanh nghiệp.

Một vài lưu ý khi doanh nghiệp đăng ký địa điểm kinh doanh

  • Lưu ý về thời hạn gửi thông báo thành lập địa điểm kinh doanh là 10 ngày – tính từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Nếu địa điểm này trực thuộc doanh nghiệp thì thông báo thành lập địa điểm trên sẽ do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
  • Nếu nó trực thuộc chi nhánh thì người ký thông báo sẽ là người đứng đầu chi nhánh.
  • Với những đơn vị thành lập từ ngày 25/02/2020 trở đi sẽ được miễn lệ phí môn bài vào năm đầu tiên thành lập. Do vậy, việc thành lập thêm địa điểm kinh doanh trong thời gian trên cũng được miễn lệ phí.
  • Nếu trụ sở và địa điểm kinh doanh cùng thuộc một tỉnh hay thành phố thì việc kê khai và nộp thuế sẽ do công ty chịu trách nhiệm.
  • Ngược lại, nếu không cùng tỉnh hay thành phố thì doanh nghiệp phải đăng ký mã số thuế tại Cục thuế nơi có địa điểm kinh doanh mới và kê khai thuế theo quy định.

4-dang-ky-them-dia-diem-kinh-doanh

Khi nào địa điểm kinh doanh được miễn phí lệ phí môn bài

Ưu điểm và hạn chế khi lập địa điểm kinh doanh

  • Khi không có nhu cầu kinh doanh nữa thì việc chấm dứt hoạt động cũng như thủ tục chấm dứt sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Khi thuộc trường hợp trên, doanh nghiệp không cần làm các thủ tục chốt thuế hay tiến hành trả con dấu như với văn phòng đại diện hay chi nhánh.
  • Có thể kê khai hoạt động kinh doanh chung với công ty mẹ mà không cần kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như chi nhánh.
  • Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh lại không có tư cách pháp nhân nên không được phép đăng ký con dấu riêng. Do vậy, khi kê khai thuế buộc phải phụ thuộc vào công ty mẹ. Đây vừa là ưu điểm lại vừa là nhược điểm của loại hình này.

Tóm lại việc thành lập thêm địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp là phù hợp với quy định pháp luật. Do vậy tùy theo nhu cầu và tiềm lực tài chính mà chủ doanh nghiệp có thể lập thêm 1 hay nhiều địa điểm kinh doanh cho đơn vị mình.

>>> Xem ngay: Dịch vụ đăng ký thêm địa điểm kinh doanh của Kế toán Minh Châu tại link: https://ketoanminhchau.com/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tai-bien-hoa-tot-nhat/

[contact-form-7 404 "Not Found"]
Trả lời
error:
GỌI ĐIỆN NGAY 0937967242