Đối với các doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành việc đăng ký doanh nghiệp đều quan tâm đến việc thuế trong quá trình hoạt động. Một loại thuế khiến công ty khá đau đầu là thuế GTGT. Vậy nên chọn phương pháp nào? Những ưu nhược điểm của mỗi loại ra sao? Hãy cùng kế toán Minh Châu tìm hiểu và phân tích.
Bất kỳ doanh nghiệp nào hay kế toán viên đều biết đến thuế GTGT. Đây là loại thuế mà họ phải theo dõi dù họ thuộc loại hình kinh doanh nào. Do đó họ cần hiểu về nguyên tắc khấu trừ thuế Giá trị gia tăng đầu vào, lúc nào chịu thuế, không chịu thuế, không kê khai, quy định về phương pháp kê khai….Khi nắm vững được điều này sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình và tránh những khoản phạt không đáng có.
Hiện nay có 2 phương pháp kê khai thuế GTGT là khấu trừ và trực tiếp. Các phương pháp này thế nào? hãy theo dõi tiếp thông tin.
Kê khai thuế GTGT theo khấu trừ:
Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến với các loại hình doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện như: hoàn thành đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ dựa vào quy định pháp luật và đảm bảo các trường hợp quy định tại khoản 1, điều 12 thông tư 219/2013/TT-BTC. Các thông tin chi tiết được thể hiện như sau:
Đơn vị kinh doanh đang hoạt động có doanh thu mỗi năm 1 tỷ đồng trở lên từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Đơn vị kinh doanh đăng ký tự nguyện muốn sử dụng phương pháp khấu trừ thuế.
Những cá nhân hay tổ chức nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực dầu khí sẽ áp dụng phương pháp khấu trừ do phía Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay dựa theo Thông tư 103/2014/TT-BTC về thuế nhà thầu.
Doanh nghiệp cần lưu ý 2 điểm sau về hạn định đối với doanh thu hàng năm của công ty:
Chỉ tiêu này đều từ cơ sở kinh doanh tự đưa ra dựa vào tổng chi tiêu Tổng DT của hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT nằm ở tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế t11 năm trước đến hết kỳ tính thuế t10 năm nay trước năm xác định PP tính thuế GTGT hoặc trên tờ khai thuế GTGT quý của kỳ tính thuế từ quý 4 năm trước đến kết kỳ tính thuế quý 4 năm nay trước lăm xác định PP tính thuế GTGT.
Trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động chưa đầy 1 năm thì Tổng doanh thu của hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng hoạt động SXKD chia cho số thành hoạt động SXKD nhân với 12 tháng.
Thời gian áp dụng cho phương pháp này là 2 năm liên tục. Trong trường hợp doanh thu chưa đến 1 tỷ đồng thì DN cần phải áp dụng PP tính trực tiếp trừ trường hợp DN đăng ký tự nguyện áp dụng phương thức này.
Kê khai thuế GTGT theo trực tiếp:
Đối với phương pháp này được tính như sau: bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT 10% áp dụng cho các ngành mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
GTGT của các đồ đá quý nói chung sẽ được xác định bằng giá thanh toán bán ra trừ đi giá thanh toán mua vào tương ứng với thành phẩm đó.
Mức thuế GTGT phải nộp theo phương pháp này trên GTGT bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu. Các mức tỷ lệ % được quy định như sau:
- Tỷ lệ của ngành phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Tỷ lệ của ngành dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Tỷ lệ của ngành SX, vận tải, DV gắn với hàng hóa, xây dựng bao gồm cả việc bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Tỷ lệ của ngành hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Phần tính thuế GTGT bao gồm tổng số tiền bán hàng sp, dịch vụ được ghi rõ trên hoá đơn ngay cả gồm khoản phụ thu, phí thêm mà đơn vị KD được hưởng.
Phân tích lợi ích và hạn chế của 2 phương pháp:
Đây là 2 phương pháp được các doanh nghiệp áp dụng khá nhiều. Hãy cùng xem xét những lợi ích và hạn chế của mỗi loại:
Với phương pháp khấu trừ:
Lợi ích:
Doanh nghiệp sẽ được khấu trừ tiền thuế GTGT đầu vào
Nếu doanh nghiệp làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ được hoàn thuế.
Doanh nghiệp sẽ được chủ động trong việc cân đối thuế GTGT cần phải nộp.
Hạn chế:
Yêu cầu doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán như sổ sách, hoá đơn, các chứng từ khác.
Đòi hỏi nhân viên kế toán công ty phải có chuyên môn cao.
Với phương pháp trực tiếp
Lợi ích:
Doanh nghiệp không cần có đầu vào là HĐ giá trị gia tăng.
Hạn chế:
Thuế sẽ không được khấu trừ mà phải hạch toán thẳng vào chi phí khiến cho giá thành cao.
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì hoàn toàn không được hoàn thuế.
Nói chung, để lựa chọn phương pháp phù hợp cho doanh nghiệp mình, các công ty nên tham khảo các ý kiến của chuyên gia về thuế. Và kế toán Minh Châu luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các công ty trong quá trình vận hành.