Khi hoàn tất việc thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc khắc con dấu gồm dấu tròn và dấu vuông. Vậy sự khác nhau của 2 con dấu này như thế nào và sử dụng hai con dấu có điểm gì đặc biệt? Chúng tôi xin đưa ra các thông tin dưới bài viết sau.
Tìm hiểu về khái niệm dấu tròn và dấu vuông:
Dấu tròn công ty
Hay còn gọi là dấu mộc tròn được xem là con dấu pháp nhân của doanh nghiệp. Con dấu được thiết kế hình tròn, sử dụng để xác nhận giá trị pháp lý của các tài liệu do công ty ban hành để phân biệt các doanh nghiệp với nhau.
Dấu vuông
Hay còn gọi là mộc vuông là dấu dành cho doanh nghiệp hay HKD cá thể, được làm theo hình vuông, đưa ra các thông tin của công ty hoặc HKD cá thể và có thể có hoặc không có giá trị pháp lý.
Hiện nay có nhiều loại dấu mộc vuông như về chức danh, dấu logo, xác nhận…
Sự khác nhau giữa dấu tròn và dấu vuông
Hình thức bên ngoài
Dấu tròn:
Hình dáng được thiết kế tròn.
Mực màu đỏ.
Dấu vuông:
Hình dáng được thiết kế vuông hoặc hình chữ nhật
Mực màu đỏ hoặc xanh.
Nội dung con dấu
Với con dấu tròn:
Trên con dấu cần có các thông tin cơ bản, ngắn gọn nhất của công ty như:
Tên công ty
MST
Loại hình doanh nghiệp viết tắt
Quận/huyện/TP nơi đặt trụ sở chính
Tỉnh hoặc TP trực thuộc TW.
Với con dấu vuông:
Trên con dấu cần có các thông tin như sau:
Nếu là con dấu công ty sẽ gồm các thông tin: Tên, MST, địa chỉ, SĐT liên hệ.
Nếu là con dấu HKD: : Tên HKD, SĐT, Địa chỉ.
Nếu là con dấu chức danh: Chức vụ, họ tên người đứng đầu. Chức danh thường gồm: Giám đốc, TGĐ, KTT, TP…dùng thuận tiện trong công việc.
Nếu là con dấu xác nhận sẽ được dùng trong bộ phận KT, kho, thu ngân với nội dung đã thu tiền, thanh toán…
Giá trị pháp lý của 2 con dấu
Dấu tròn vì là là con dấu pháp nhân của doanh nghiệp nên có giá trị pháp lý. Còn với dấu vuông thì tuỳ vào các trường hợp khác nhau như:
Con dấu vuông doanh nghiệp
Là tổ chức có tư cách pháp nhân. Dựa vào quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty có quyền quyết định tất cả liên quan đến con dấu. Do đó dù chọn dầu tròn hay vuông đều có giá trị pháp lý như sau. Tuy vậy cần lưu ý chỉ có dấu vuông được quy định trong điều lệ hoặc quyết định của doanh nghiệp thì mới có GT pháp lý. Với dấu các phòng ban khác thì không có giá trị pháp lý.
Con dấu vuông của HKD:
Do HKD cá thể không có tư cách pháp nhân nên con dấu của HLD không có giá trị pháp lý như doanh nghiệp.
Những điểm lưu ý về việc khắc và sử dụng các loại dấu:
Khi khắc dấu, doanh nghiệp tuyệt đối không được sử dụng các từ ngữ, hình ảnh sau đây lên con dấu:
Hình ảnh quốc kỳ, quốc huy, cờ Đảng
Hình ảnh, biểu tượng, tên của cơ quan NN.
Từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống, thuần phong mỹ tục, lịch sử của VN.
Cần tuân thủ quy định về luật bản quyền và pháp luật khi sử dụng hình ảnh trong dấu.
Sử dụng dấu tròn và dấu vuông:
Đối với dấu vuông không có giá trị pháp lý thì cách thức đóng dấu cũng như màu mực sẽ do cá nhân tự quyết định.
Đối với dấu tròn hoặc dấu vuông có giá trị pháp lý khi đóng lên văn bản cần lưu ý thông tin sau:
Cần phải đóng rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và đúng mực
Đóng trên chữ ký, lưu ý phải đóng trùm lên ⅓ chữ ký về bên trái.
Đối với dấu giáp lai lên VB, giấy tờ của công ty cần đóng và lề trái hoặc phải của VN, từ 2 tờ trở lên thì các tờ VB phải có thông tin con dấu.
Đóng dấu treo lên VN phải đóng ở phía trái trang đầu, bao trùm 1 phần tên đơn vị hoặc tiêu đề của tài liệu.
Dịch vụ khắc dấu của kế toán Minh Châu:
Có thể nói việc làm con dấu là điều cần thiết cho các doanh nghiệp khi hoàn tất việc thành lập. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp không cẩn thận trong việc làm dấu nên vừa lãng phí tiền và thời gian. Kế toán Minh Châu hiểu được điều đó nên đã cung cấp dịch vụ hỗ trợ khắc dấu cho doanh nghiệp.
Với kinh nghiệm lâu năm, luôn đồng hành với hàng nghìn doanh nghiệp từ lúc thành lập cho đến bây giờ, chúng tôi luôn am hiểu, tận tâm phục vụ quý doanh nghiệp.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.