
Sự gia tăng nhanh chóng của dân số, đặc biệt các thành phố lớn, cùng với mức thu nhập tăng, nhu cầu ăn uống của con người cũng tăng đáng kể. Điều đó thể hiện ở việc các nhà hàng, quán ăn mọc lên khắp nơi và trở thành ngành hàng rất nhiều cá nhân tổ chức mong muốn đầu tư.
Thành lập doanh nghiệp dịch vụ ăn uống cần những điều kiện gì, bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho quý doanh nghiệp
Doanh nghiệp dịch vụ ăn uống là công ty có cơ sở chế biến thức ăn bao gồm các cửa hàng, quầy hàng thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn, căng-tin tại các doanh nghiệp, trường học, cơ quan và bếp ăn tập thể.
Cơ sở pháp lý thành lập doanh nghiệp dịch vụ ăn uống:
– Luật doanh nghiệp năm 2014
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký kinh doanh
– Luật an toàn thực phẩm năm 2010
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm
Mã ngành dịch vụ ăn uống
Theo quy định tại Quyết định 27/2018-ttg về Hệ thống ngành kinh tề của Việt Nam, mã ngành dịch vụ ăn uống bao gồm:
Quy trình thành lập doanh nghiệp dịch vụ ăn uống:
Bước 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp dịch vụ ăn uống
Đây là bước thực hiện tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố, doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để được pháp luật công nhận tư cách pháp nhân, có mã số thuế, con dấu và thực hiện các giao dịch với cơ quan chức năng, tổ chức tài chính, đối tác và khách hàng.
Thông tin doanh nghiệp dịch vụ ăn uống cần chuẩn bị:
- Loại hình doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp
- Địa chỉ trụ sở chính của công ty
- Mã ngành kinh doanh
- Người đại diện theo pháp luật
- Vốn điều lệ
Thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp dịch vụ ăn uống bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Bản sao CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu của thành viên công ty là cá nhân, hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thanh lập nếu thành viên là tổ chức và giấy tờ chứng thực cá nhân của tổ chức
- Danh sách thành viên (đối với loại hình doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
Thời gian xử lý: 03 ngày làm việc
Doanh nghiệp nhận kết quả và hoàn thiện các thủ tục sau đó bao gồm: khắc con dấu, kê khai thuế và đóng thuế, công khai thông tin doanh nghiệp, …
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Đây là điều kiện bắt buộc mà doanh nghiệp dịch vụ ăn uống trước khi đi vào hoạt động cần thực hiện. Quy trình nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng và cũng là cơ sở để cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ ăn uống.
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với doanh nghiệp dịch vụ ăn uống
Điều kiện đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống:
– Bố trí bếp ăn bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
– Nguồn nước đủ và chất lượng đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
– Rác thải, chất thải được chứa đựng, thu gom bảo đảm vệ sinh. Nhà vệ sinh có sạch sẽ, có đủ dụng cụ, chất tẩy rửa, vệ sinh.
– Cống rãnh thông thoát, không ứ đọng.
– Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
– Bếp ăn có thiết bị bảo quản thực phẩm hợp vệ sinh
Điều kiện đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
– Có dụng cụ, đồ chứa đựng phân biệt riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín.
– Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải được bảo đảm an toàn vệ sinh.
– Dụng cụ ăn uống làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành an toàn thực phẩm
Điều kiện trong chế biến và bảo quản thực phẩm
– Thực phẩm, nguyên liệu, bao gói thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn.
– Thức ăn được chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và lưu mẫu theo quy định.
– Thực phẩm bày bán được trưng bày, bảo quản trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh
Thành phần hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Giấy đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng đúng yêu cầu pháp luật quy định
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và nhân sự trực tiếp sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Giấy xác nhận hoàn thành tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân sự trực tiếp sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống
Cơ quan tiếp nhận: Bộ Y Tế hoặc bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thời gian xử lý: 15 ngày làm việc
Hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 03 năm.
Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp dịch vụ ăn uống nếu có kinh doanh rượu thì cần xin giấy phép bán lẻ rượu và đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường khi diện tích nhà hàng, quán ăn lớn hơn 200 m2
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách truy cập website:
https://ketoanminhchau.com/ hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242 chúng tôi sẽ giải đáp cho quý vị.