Bất kỳ phụ huynh nào cũng đều mong muốn cho tương lai tốt đẹp cho con mình. Do vậy luôn cố gắng đầu tư bài bản cho thế hệ tương lai. Đó là lý do tại sao mà nhiều doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực giáo dục được thành lập.
Để việc thành lập doanh nghiệp giáo dục và đào tạo thuận lợi thì doanh nghiệp cần nắm vững những thông tin cần thiết của bài viết dưới đây.
Mã ngành nghề khi thành lập doanh nghiệp giáo dục và đào tạo
Một số ngành nghề kinh doanh lĩnh vực này doanh nghiệp cần nắm vững:
Mã ngành 8560: lĩnh vực tư vấn giáo dục
Mã ngành 8510: lĩnh vực giáo dục mầm non
Mã ngành 85 20: lĩnh vực giáo dục tiểu học
Mã ngành 8531: lĩnh vực giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông
Mã ngành 8532: lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Mã ngành 8541: lĩnh vực Đào tạo cao đẳng
Mã ngành 8542: lĩnh vực Đào tạo đại học và sau đại học
Mã ngành 8551: lĩnh vực giáo dục thể thao và giải trí.
Mã ngành 8552: lĩnh vực giáo dục văn hoá nghệ thuật
Mã ngành 8559: lĩnh vực giáo dục các môn khác.
Những thông tin cần thiết khi thành lập doanh nghiệp:
Lựa chọn tên công ty và tra cứu để không bị trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn.
Địa chỉ đặt công ty phải có đầy đủ: số nhà, ngõ, phố, xã, phường, quận, số điện thoại, số fax, hộp thư điện tử.
– Mức vốn điều lệ của công ty giáo dục
– Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty giáo dục.
– Xác định ngành nghề kinh doanh theo thông tin trên.
-Chuẩn bị bản sao có công chứng CMTND hoặc hộ chiếu, căn cước công dân của các thành viên công ty là cá nhân
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp giáo dục và đào tạo gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp giáo dục;
– Điều lệ rõ ràng doanh nghiệp giáo dục
– Danh sách thành viên/ cổ đông doanh nghiệp
– Bản sao công chứng CMTND/ hộ chiếu/căn cước của người đại diện theo pháp luật
– Giấy ủy quyền cho công ty chúng tôi
Bước 1: Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch, đầu tư. Nơi công ty đặt trụ sở chính.
Sau 3 -5 ngày làm việc từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ của bạn hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải thông bảo trên cổng thông tin quốc gia theo quy định các bước trong thời hạn 30 ngày. Trong 30 ngày nếu không đăng ký hoặc không đúng thời gian thì có thể xử lý theo pháp luật.
Bước 3: Doanh nghiệp tự đăng ký mẫu dấu và công bố mẫu dấu với phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư. Sau đó phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận và thông báo về việc công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia sớm nhất.
Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp giáo dục và đào tạo
– Doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục về thuế và đặt in hóa đơn:
+ Thực hiện việc mua chữ ký số, đồng thời nộp tờ khai lệ phí môn bài, và thực hiện việc nộp lệ phí môn bài
+ Doanh nghiệp làm hóa đơn điện tử (trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu xuất hóa đơn): Được áp dụng theo quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Nghị định 119/2018/NĐ –CP
Việc thực hiện góp vốn chỉ trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bài viết trên đây là những thông tin quan trọng trong việc thành lập doanh nghiệp giáo dục và đào tạo. Mọi thắc mắc xin quý khách liên hệ với chúng tôi bằng cách truy cập: https://ketoanminhchau.com/ hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242. Chúng tôi hân hạnh được phục vụ quý khách