
Nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi các thành phần kinh tế, sản xuất kinh doanh cần phải minh bạch thông tin, kịp thời và tin cậy. Điều này đòi hỏi phải có bên thứ 3 độc lập, nghiệp vụ chuyên môn cao cung cấp thông tin chính xác. Có lẽ vì thế mà nhiều doanh nghiệp kiểm toán ra đời.
Tuy nhiên để thuận lợi trong việc hoạt động thì doanh nghiệp phải nắm rõ các thủ tục từ thời điểm thành lập doanh nghiệp hoạt động kiểm toán.
Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin quan trọng trong khi thành lập doanh nghiệp.
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp hoạt động kiểm toán
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì chỉ được thành lập theo các hình thức sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Công ty hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân.
Thủ tục hồ sơ thành lập gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoạt động kiểm toán;
- Điều lệ chi tiết của công ty;
- Danh sách thành viên
- Bản sao hợp lệ CMTND, hộ chiếu, bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; đồng thời bản sao hợp lệ CMTND hoặc hộ chiếu của đại diện pháp luật của công ty đó;
- Giấy ủy quyền cho chúng tôi
- Một số giấy tờ khác (có liên quan).
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư
Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nhận được giấy chứng nhận cần thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia trong vòng 30 ngày theo các bước hướng dẫn. Nếu vi phạm sẽ bị phạt hành chính theo quy định pháp luật.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp tự khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư.
Sau đó, phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp đồng thời thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.
Bước 4: Xin cấp Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Để kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cần đáp ứng:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đầu tư theo quy định pháp luật.
- Có ít nhất 02 (hai) thành viên góp vốn là kiểm toán viên có đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp. Đồng thời vốn góp phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty và không được đồng thời là thành viên góp vốn của hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp phải là kiểm toán viên hành nghề;
- Vốn pháp định từ ngày 01/01/2015 là 05 tỷ đồng;
- Tỷ lệ vốn góp của tổ chức là tối đa 35%.
- Kiểm toán viên hành nghề yêu cầu phải là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân.
Đối với công ty hợp danh:
- Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu phải có ít nhất 5 năm kiểm toán viên hành nghề
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc doanh nghiệp phải là kiểm toán viên hành nghề.
Đối với doanh nghiệp tư nhân:
- Cần đảm bảo doanh nghiệp có giấy chứng nhận DKKD, Giấy CN Đk doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu phải có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó chủ doanh nghiệp tư nhân phải có chứng nhận hành nghề;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc của doanh nghiệp.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận kinh doanh kiểm toán bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ khác tương tự.
- Danh sách kiểm toán viên hành nghề có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại công ty;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề trong công ty;
- Bản sao có công chứng Quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc công ty (Tổng Giám đốc) đối với công ty TNHH, công ty hợp danh;
- Bản sao có công chứng Điều lệ chi tiết công ty;
- Kèm theo danh sách các tổ chức, cá nhân góp vốn, danh sách thành viên hợp danh
- Đối với công ty TNHH hai thành viên phải có văn bản xác nhận về vốn.
Nơi nộp hồ sơ: Bộ Tài chính.
Sau 30 người, Bộ tài chính sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp. Nếu bị từ chối Bộ tài chính sẽ nêu rõ lý do và trả lời trong văn bản..
Trên đây là các thông tin quan trọng trong việc thành lập doanh nghiệp hoạt động kiểm toán. Nếu bạn có thắc mắc có thể liên hệ đến chúng tôi bằng cách truy cập: https://ketoanminhchau.com/ hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242