Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu đang trở thành nỗi lo của cả xã hội khi mà quá trình đô thị hóa, tập trung dân cư và các ngành nghề sản xuất, kinh doanh ngày một phát triển.
Các doanh nghiệp hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu được tạo điều kiện khuyến khích thành lập, đồng thời cũng chịu những quản lý chặt chẽ về hoạt động, quy trình, công nghệ, nhân sự.
Vậy thành lập doanh nghiệp hoạt động thu gom xử lý và tiêu hủy rác thải tái chế phế liệu có những lưu ý pháp lý như thế nào? Kính mời doanh nghiệp tham khảo bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý cho hoạt động thành lập doanh nghiệp hoạt động thu gom xử lý và tiêu hủy rác thải tái chế phế liệu
Luật doanh nghiệp 2014.
Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp.
Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD ngày 27/04/2020 của Bộ Xây dựng: Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải.
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải và phế liệu.
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải nguy hại.
Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Quy trình thành lập doanh nghiệp hoạt động thu gom xử lý và tiêu hủy rác thải tái chế phế liệu:
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Giấy tờ cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
- Bản sao công chứng một trong các giấy tờ chứng thực sau:
- Giấy CMND còn hiệu lực, Thẻ căn cước công dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy Chứng nhận ĐKKD/Giấy Chứng nhận ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn nếu với thành viên là tổ chức
- Giấy uỷ quyền nếu doanh nghiệp ủy quyền cho đơn vị khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ:
- Tại sở kế hoạch & đầu tư tỉnh/ thành phố
- Thời gian xử lý: trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Nhận kết quả bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Hố sơ pháp lý công ty
- Con dấu doanh nghiệp
Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp hoạt động thu gom xử lý và tiêu hủy rác thải tái chế phế liệu;
Mã ngành hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu được phân nhóm 38:
38: Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu
381: Thu gom rác thải
3811-38110: Thu gom rác thải không độc hại
3812: Thu gom rác thải độc hại
38121: Thu gom rác thải y tế
38129: Thu gom rác thải độc hại khác
382: Xử lý và tiêu hủy rác thải
3821-38210: Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại
3822: Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại
38221: Xử lý và tiêu hủy rác thải y tế
38229: Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại khác
383-3830: Tái chế phế liệu
38301: Tái chế phế liệu kim loại
38302: Tái chế phế liệu phi kim loại
Đối với mã ngành xử lý rác thải, chất thải nguy hại là ngành đặc biệt, có thể gây ảnh hưởng lớn tới môi trường, nên pháp luật có những quy định rất chặt chẽ.
Danh mục chất thải nguy hại được liệt kê chi tiết trong Thông tư 36/2015/TT-BTNMT. Doanh nghiệp hoạt động về xử ký chất thải nguy hại cần đáp ứng điều kiện như sau:
- Được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Có đầy đủ các phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định
Cơ quan cấp phép: Bộ tài nguyên và môi trường
Căn cứ Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, các điều kiện để doanh nghiệp hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại cụ thể như sau:
- Địa điểm thuộc quy hoạch được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt;
- Đảm bảo khoảng cách, không gian hoạt động để không ảnh hưởng xấu đối với môi trường và con người;
- Nhân sự quản lý & nhân sự kỹ thuật được cấp chứng chỉ trình độ chuyên môn phù hợp;
- Công nghệ, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Có bản mô tả quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
- Đảm bảo các biện pháp bảo vệ môi trường;
- Lập kế hoạch phục hồi môi trường sau khi chấm dứt hoạt động.
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:
- Đơn đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế;
- Bản sao giấy tờ chứng minh năng lực của nhân sự quản lý và kỹ thuật
- Bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt;
- Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có);
- Các mô tả quy trình vận hành thiết bị liên quan
- Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại
Thời hạn của giấy phép xử lý chất thải nguy hại: 03 năm kể từ ngày cấp
Những việc cần làm sau khi đăng ký doanh nghiệp hoạt động thu gom xử lý và tiêu hủy rác thải tái chế phế liệu
Công bố thông tin công ty hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu
Treo biển hiệu công ty
Lập tài khoản ngân hàng, chữ ký số
Tiến hành kê khai và đóng thuế theo quy định
Phát hành hóa đơn
Doanh nghiệp hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu nếu cần bất kỳ hỗ trợ nào để hoàn thiện công tác thành lập công ty xin vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ tư vấn pháp bằng cách truy cập https://ketoanminhchau.com/ hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242.