Việc thành lập doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi những tiềm năng phát triển của ngành mang lại. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch đầu tư cho thấy thị trường tiêu thụ máy móc thiết bị tại Việt Nam tăng trưởng 12 – 14% trong năm 2019. Và có cơ hội tăng trưởng đạt mức 17% trong 5 năm tiếp theo.
Vậy để thành lập doanh nghiệp trong ngành này thì doanh nghiệp cần các thủ tục gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho người đọc.
Mã ngành cho việc thành lập doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị.
Mã ngành 28: Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu.
Bao gồm: Ngành sản xuất máy móc và thiết bị hoạt động độc lập với nguyên liệu về mặt cơ khí hoặc nhiệt hoặc có tác động lên nguyên liệu (như cân và đóng gói), bao gồm các linh kiện cơ khí, các thiết bị cố định, di động hoặc cầm tay dành cho tất cả các ngành công nghiệp, xây dựng, kỹ thuật dân dụng, nông nghiệp hoặc gia dụng. Đối với việc sản xuất các thiết bị đặc biệt cho vận tải hành khách và hàng hóa trong phạm vi liên quan cũng thuộc ngành này.
281:Ngành sản xuất máy thông dụng
2811 – 28110: Ngành sản xuất động cơ, tuabin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)
2812 – 28120: Ngành sản xuất thiết bị sử dụng năng lượng chiết lưu
2813 – 28130: Ngành sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van khác
2814 – 28140: Ngành sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động
2815 – 28150: Ngành sản xuất lò nướng, lò luyện và lò nung
2816 – 28160: Ngành sản xuất các thiết bị nâng, hạ và bốc xếp
2817 – 28170: Ngành sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính)
2818 – 28180: Ngành sản xuất dụng cụ cầm tay chạy bằng mô tơ hoặc khí nén
2819 – 28190: Ngành sản xuất máy thông dụng khác
282: Ngành sản xuất máy chuyên dụng
2821 – 28210: Ngành sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp
2822 – 28220: Ngành sản xuất máy công cụ và máy tạo hình kim loại
2823 – 28230: Ngành sản xuất máy luyện kim
2824 – 28240: Ngành sản xuất máy khai thác mỏ và xây dựng
2825 – 28250: Ngành sản xuất máy chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
2826 – 28260: Ngành sản xuất máy cho ngành dệt, may và da
2829: Ngành sản xuất máy chuyên dụng khác
Quy trình thành lập doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị
Để thành lập doanh nghiệp cần theo các bước sau:
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm các giấy tờ sau:
Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
Điều lệ công ty
Trường hợp đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn cần có danh sách thành viên, công ty cổ phần cần có danh sách cổ đông.
Các giấy tờ khác
Giấy ủy quyền cho công ty chúng tôi.
Quy trình thành lập doanh nghiệp:
Bước 1: Sau khi hoàn tất về hồ sơ thì doanh nghiệp cần nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư.
Nếu các giấy tờ trong hồ sơ hợp lệ sẽ được sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký công ty cần phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia trong vòng thời gian 30 ngày. Nội dung chính cần công bố là giấy đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông.
Nếu không công bố hoặc không đúng thời gian sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng
Bước 3: Doanh nghiệp tự khắc dấu và công bố mẫu dấu với Sở kế hoạch Đầu tư.
Khi công bố với Sở kế hoạch đầu tư sẽ được trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp. Và đăng tải thông tin về mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia.
Trên đây là những thông tin cần thiết để bạn có thể thành lập doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị. Nếu có những thắc mắc trong quá trình thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách truy cập https://ketoanminhchau.com/ hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242.