Thành lập doanh nghiệp sản xuất phương tiện vận tải khác
Thành lập doanh nghiệp sản xuất phương tiện vận tải khác đang được nhiều người quan tâm

Sản xuất phương tiện vận tải là ngành phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Bên cạnh ngành sản xuất ô tô được phân mã riêng thì ngành sản xuất phương tiện vận tải khác bao gồm những phương tiện gì, quy trình thành lập doanh nghiệp sản xuất phương tiện vận tải khác bao gồm những bước nào, có những đặc biệt gì cần lưu ý? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho quý doanh nghiệp!

Lưu ý về mã ngành

Căn cứ Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 6/7/2018, phụ lục II có quy định rõ:

Ngành sản xuất phương tiện vận tải khác bao gồm:

301: Đóng tàu và thuyền

3011-30110: Đóng tàu và cấu kiện nổi

3012- 30120: Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí

302-3020-30200: Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe

303-3030-30300: Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan

304-3040-30400: Sản xuất xe cơ giới chiến đấu dùng trong quân đội

309: Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải chưa được phân vào đâu, trong đó:

3091 – 30910: Sản xuất mô tô, xe máy

3092 – 30920: Sản xuất xe đạp và xe cho người khuyết tật

3099 – 30990: Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải khác chưa được phân vào đâu

Quy trình thành lập doanh nghiệp sản xuất phương tiện vận tải khác 

Căn cứ:

Luật Doanh nghiệp số 68/2014QH13 ngày 26/11/2014.

Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp ngày 19/10/2015.

Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 14/5/2015.

Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp sản xuất phương tiện vận tải khác: 

  • Người đại diện công ty sản xuất phương tiện vận tải khác

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người sẽ thực hiện mọi quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật.

Một doanh nghiệp tùy theo loại hình đăng ký có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật nhưng phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện cư trú tại Việt Nam.

  • Loại hình công ty sản xuất phương tiện vận tải khác

Theo Luật định, có các loại hình doanh nghiệp:

Công ty tư nhân

Công ty hợp danh

Công ty TNHH

Công ty cổ phần

Tùy theo nhu cầu và thực tế số thành viên tham gia góp vốn và điều hành, doanh nghiệp sẽ chọn loại hình công ty phù hợp.

  • Tên công ty sản xuất phương tiện vận tải khác

Tên doanh nghiệp phải đủ 2 thành phần cấu thành: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Tên riêng phải được viết bằng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, đồng thời không được trùng với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Tên công ty phải được gắn tại địa chỉ công ty.

  • Địa chỉ công ty sản xuất phương tiện vận tải khác

Địa chỉ công ty phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết bao gồm: số nhà, số hẻm, ngõ, phố, quận, huyện, thành phố, …

Tiến hành đăng ký như sau: 

Hồ sơ đăng ký  bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu bản sao công chứng của người đại diện hoặc giấy đăng ký kinh doanh nếu thành viên là tổ chức
  • Danh sách thành viên
  • Điều lệ công ty

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Cách thức nộp hồ sơ:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận
  • Nộp trực tuyến qua mạng trên trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Thời gian xử lý: 03 ngày làm việc

Kết quả được nhận:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bộ hồ sơ pháp lý doanh nghiệp
  • Con dấu công ty

Những việc cần làm sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sản xuất phương tiện vận tải khác

  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nộp phí  trong thời hạn 30 ngày
  • Treo biển hiệu công ty
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng
  • Thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp
  • Mua chữ ký số và đóng thuế theo quy định
  • In và phát hành hóa đơn công ty

Ngoài ra, đối với mỗi một sản phẩm phương tiện vận tải khác lại chịu sự quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp cần nắm rõ để xin giấy phép, hoàn thiện các thủ tục về giấy tờ pháp lý cần thiết. Ví dụ

Đối với ngành sản xuất tàu biển, doanh nghiệp tham khảo:

Nghị định Số: 111/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển.

Doanh nghiệp sản xuất xe mô tô, xe gắn máy cần lưu ý:

Thông tư 45/2012/TT-BGTVT ngày 23/10/2012 về Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14 : 2011/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy.

Bên cạnh những yêu cầu chung về việc đăng ký doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đều cần kiện toàn nhiều thủ tục khác liên quan đến quá trình sản xuất và vận hành, bài viết hi vọng đã cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn đầy đủ nhất về quy trình thành lập doanh nghiệp sản xuất phương tiện vận tải khác!

Mọi thắc mắc của quý vị hãy vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242 hoặc truy cập website https://ketoanminhchau.com/ để được tư vấn

 

 

 

 

[contact-form-7 404 "Not Found"]
Trả lời
error:
GỌI ĐIỆN NGAY 0937967242