Nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực ngày một gia tăng nên các ngành dịch vụ vận tải, đặc biệt là vận tải đường bộ rất phát triển. Tuy nhiên, đây là ngành kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp vận tải đường bộ mới thành lập cần lưu ý những thủ tục pháp lý gì? Xin mời tham khảo bài viết của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý thành lập doanh nghiệp vận tải đường bộ:
Luật doanh nghiệp năm 2014
Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp
Quyết định 27/2018/QD-TTg về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Luật giao thông đường bộ năm 2008
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Thông tư số 60//2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT- BGTVT- BVHTTDL hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp vận tải đường bộ:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp vận tải đường bộ
- Danh sách thành viên và giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc tổ chức tham gia
- Dự thảo điều lệ công ty
- Hồ sơ vốn góp
Lưu ý:
Mã ngành kinh doanh
Doanh nghiệp cần lưu ý mã ngành trên giấy đăng ký kinh doanh “Vận tải đường bộ khác”- mã ngành 493
Chi tiết:
4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
49311: Vận tải hành khách bằng hệ thống đường sắt ngầm hoặc đường sắt trên cao
49312: Vận tải hành khách bằng taxi
49313: Vận tải hành khách bằng mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
49319: Vận tải hành khách đường bộ loại khác trong nội thành, ngoại thành (trừ xe buýt)
4932: Vận tải hành khách đường bộ khác
49321: Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh
49329: Vận tải hành khách đường bộ khác chưa được phân vào đâu
4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
49331: Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng
49332: Vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác (trừ ô tô chuyên dụng)
49333: Vận tải hàng hóa bằng xe có động cơ loại khác
49334: Vận tải hàng hóa bằng xe thô sơ
49339: Vận tải hàng hóa bằng phương tiện đường bộ khác
Nếu doanh nghiệp nào đã thành lập nhưng chưa chưa đăng ký mã ngành này thì cần làm thủ tục bổ sung mã ngành vận tải đường bộ
Vốn điều lệ của doanh nghiệp vận tải đường bộ:
Pháp luật không quy định vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa của doanh nghiệp vận tải đường bộ, vì vậy tùy theo điều kiện thực tế, doanh nghiệp cân nhắc số vốn điều lệ phù hợp.
Doanh nghiệp vận tải đường bộ tiến hành nộp bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nhận kết quả sau 03 ngày làm việc.
Ngành vận tải đường bộ là ngành kinh doanh có điều kiện, vì vậy doanh nghiệp cần xin giấy phép và đáp ứng các điều kiện theo yêu cầu của pháp luật.
Điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp vận tải đường bộ:
Điều kiện chung về:
- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Phương tiện đảm bảo số lượng, chất lượng phù hợp với từng hình thức kinh doanh
- Điều kiện về nhân sự: lái xe và nhân viên phục vụ trên xe
- Điều kiện về nơi đỗ xe
- Điều kiện về tổ chức, quản lý
Ngoài ra pháp luật còn quy định rõ các điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ trong từng lĩnh vực cụ thể bao gồm:
- Kinh doanh vận tải hàng hóa
- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe bus
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ gồm có:
- Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều khiển phương tiện vận tải đường bộ
- Phương án kinh doanh vận tải đường bộ
- Danh sách xe + Giấy đăng ký xe + Chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
- Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi)
- Bản nghiệm thu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình xe (trừ xe taxi)
- Hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành và các xe đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền (Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi)
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thời gian phản hồi nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung: 03 ngày làm việc và thời gian cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ là 05 ngày làm việc.
Doanh nghiệp có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách truy cập https://ketoanminhchau.com/ hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242 để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất