
Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, thời gian qua ngành hàng không của Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Về thị trường, từ 2008 – 2019, ngành hàng không đã tăng trưởng 17,1% về hành khách và 13,8% về hàng hoá và gắn chặt với tốc độ phát triển GDP. Có thể nói ngành hàng không tại Việt Nam khá tiềm năng.
Do vậy trong những năm gần đây nhiều hãng bay được thành lập. Vậy để thành lập doanh nghiệp vận tài hàng không thì bạn cần phải chuẩn bị những gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để các chủ doanh nghiệp tự tin hơn kh thành lập công ty vận tải hàng không.
Kinh doanh vận tải hàng không cần đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an toàn bay, bộ máy, vốn, chiến lược phát triển được quy định tại điều 6,7,8, 9 của Nghị định 89/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 92/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.
Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp vận tải hàng không
Chủ doanh nghiệp cần đảm bảo pháp lý được quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP, gồm:
Vốn điều lệ:
* Mức vốn tối thiểu để có thể vận chuyển
– Khai thác đến 10 tàu bay: 300 tỷ đồng Việt Nam;
– Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 600 tỷ đồng Việt Nam;
– Khai thác trên 30 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam;
* Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.
* Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp vận tải hàng không có yếu tố nước ngoài cần đảm bảo:
Không chiếm quá 34% vốn điều lệ thuộc vệ nhà đầu tư nước ngoài.
Phải có ít nhất một pháp nhân Việt nam giữ vốn điều lệ lướn nhất.
Nếu pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần góp vốn không chiếm quá 49%.
Về điều lệ vận chuyển:
Các doanh nghiệp vận tải hàng không phải xây dựng, đăng ký và ban hành các Điều lệ vận chuyện của hãng gồm: đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển; đảm bảo quyền và nghĩa vụ của khách hàng như vé; giá dịch vụ vận chuyển và điều kiện áp dụng; đặt giữ chỗ; lịch bay; quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển trong trường hợp gián đoạn, chậm chuyến, khởi hành sớm, hủy chuyến bay, từ chối và hạn chế chuyên chở; đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền; đảm bảo trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho hành khách; vận chuyển hành khách đặc biệt.
Về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hàng không
Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không khi đảm bảo điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận chuyển hàng không;
– Có các phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;
– Đảm bảo có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, các chứng chỉ phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;
– Cần đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
– Có các phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không đảm bảo phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng không Việt Nam;
– Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không:
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ :
+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép (theo mẫu)
+ Báo cáo (kèm tài liệu chứng minh) về việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng không gồm các nội dung như: Phương án về số lượng tàu bay dự kiến khai thác; tổ chức bộ máy, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm; các nhãn hiệu dự kiến sử dụng; đồng thời sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp;
+ Văn bản xác nhận vốn ( giấy tờ gốc);
+ Bản sao từ sổ gốc các giấy tờ cần thiết sau: quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của những người phụ trách theo quy định tại Điều 7 Nghị định 89/2019/NĐ-CP.
+ Những hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hoặc thuê tàu bay.
+ Bản sao Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không;
+ Danh sách thành viên, cổ đông và các thông tin đầy đủ của mỗi thành viên
Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh: Cục Hàng không Việt Nam.
Thời hạn cấp: Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có nhiệm vụ báo cáo với Bộ Giao thông vận tải về kết quả thẩm định
+ Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải sẽ phải xem xét, đồng thời trình Thủ tướng Chính phủ. Nếu không chấp thuận kết quả thẩm định phải có lý do và văn bản trả lời Cục Hàng không Việt Nam.
+ Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ xem xét. Sau đó cho phép Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung. Trường hợp không chấp nhận thì thủ tướng chính phủ cần thông báo và nêu lý do với Bộ Giao thông vận tải.
+ Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép hoặc phải thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc không cấp Giấy phép cho doanh nghiệp.
Trên đây là thông tin quan trọng khi thành lập doanh nghiệp vận tải hàng không. Nếu bạn có thắc mắc gì có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242 hoặc truy cập qua website: https://ketoanminhchau.com/ để được giải đáp.