Hiện nay, vàng bạc, đá quý vẫn là tài sản được đánh giá cao không bị mất giá. Vì thế nhiều người mong muốn mở tiệm vàng, kinh doanh theo mô hình công ty. Vậy việc kinh doanh này có phải là ngành nghề có điều kiện? Cần phải trải qua các thủ tục như thế nào? Hãy cùng theo dõi thông tin bài viết dưới đây. 

Các yêu cầu về đăng ký kinh doanh vàng bạc đá quý: 

Dựa vào Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về quản lý HĐKD vàng sẽ dựa vào chi tiết việc sản xuất, kinh doanh của cá nhân hoặc tổ chức cần thoả mãn các yêu cầu sau: 

  1. Đối với công ty sản xuất vàng: 

Để có thể hoạt động trong lĩnh vực này công ty cần phải được NHNN cấp giấy chứng nhận đảm bảo các điều kiện về việc sản xuất vàng đồ trang sức nói chung. Do đó công ty cần phải đáp ứng các điều kiện: 

  • Công ty được cấp giấy CN ĐKKD với mã ngành liên quan đến việc sản xuất lĩnh vực này. 
  • Đảm bảo về địa điểm cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ để hoạt động sản xuất.

   2. Đối với công ty kinh doanh, mua bán: 

Cũng được quy định dựa vào Nghị định 42 thì công ty để hoạt động ở lĩnh vực mua bán kinh doanh thì cần đảm bảo điều kiện: 

  • Công ty được cấp giấy CNĐKKD với mã ngành liên quan đến việc mua bán vàng. 
  • Đảm bảo có địa chỉ cụ thể và cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ để đảm bảo việc kinh doanh. 

Đăng ký kinh doanh tiệm vàng thế nào: 

Theo các quy định của pháp luật muốn mở tiệm vàng cần thực hiện đăng ký kinh doanh thành lập công ty chứ không được hoạt động theo hình thức cá nhân hay hộ kinh doanh. 

Tuỳ vào vốn điều lệ và quy mô hoạt động mà bạn có thể chọn một trong các loại hình như: Cổ phần, Hợp danh Tư nhân hay công ty TNHH. Ngoài ra khách hàng còn có thể đăng ký theo hình thức tổ chức tín dụng kinh doanh và chấp hành các quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng sẽ gồm như ngân hàng, tài chính vi mô, quỹ tín dụng ND, phi ngân hàng. 

  1. Hồ sơ ĐKKD cần phải chuẩn bị

Khi lựa chọn về loại hình thành lập doanh nghiệp thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ với các loại giấy tờ sau: 

Điều lệ công ty. 

Giấy đề nghị ĐKTL doanh nghiệp có mã ngành nghề KD

Danh sách cổ đông ( loại hình CP)

Danh sách thành viên ( loại hình TNHH 2 thành viên) 

Photo có công chứng CCCD/ hộ chiếu của người đại diện thành viên hoặc cổ đông. 

Giấy uỷ quyền cho bên thứ 3 ( nếu có)

Những ngành nghề tham khảo: 

Mã ngành 4662: Thuộc ngành bán buôn kim loại và quặng kim loại. Cụ thể: Bán buôn vàng, bạc, KL có giá trị khác. 

Mã ngành 4773: Thuộc ngành bán lẻ hàng hoá khác trong CH chuyên doanh. Cụ thể: Bán lẻ vàng bạc và KL có giá trị khác trong cửa hàng chuyên doanh. 

Mã ngành 4789: Thuộc ngành bán lẻ hàng hoá khác lưu động hoặc tại chợ. Cụ thể: Bán lẻ vàng, bạc đá quý.. lưu động hoặc tại chợ. 

2. Quy trình thủ tục mở tiệm vàng 

Khi đã hoàn tất hồ sơ, khách hàng cần nộp tại Phòng ĐKKD ( Sở KH và ĐT) theo các cách dưới đây: 

Cách 1: Nộp qua đường bưu điện

Cách 2: Nộp online qua Cổng thông tin quốc gia. 

Cách 3: Nộp trực tiếp tại Sở KH-ĐT. Tuy nhiên cách này không được khuyến khích vì nguy cơ quá tải và giảm thiểu sự lãng phí thời gian đi lại của người dân. 

Chi tiết về việc xin giấy phép KD Vàng miếng 

Như chúng tôi đã nói đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nên sau khi có được giấy CNĐKDN thì cần phải xin giấy phép con nghĩa là giấy phép chứng nhận đủ ĐK hoạt động mua bán trang sức. 

Hồ sơ chi tiết về việc xin giấy phép kinh doanh Vàng miếng: 

Dựa vào Thông tư 03/2017/TT-NHNN quy định thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh này bao gồm: 

Đơn đề nghị cấp 

Danh sách địa điểm kinh doanh 

Giấy CN ĐKDN đã cấp trước đó. 

Xác định rõ số tiền thuế đã nộp khi kinh doanh 2 năm trước đó. 

Thủ tục xin cấp phép KD vàng miếng: 

Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn hãy gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho Ngân hàng NNVN. Việc tiếp nhận và xử lý sẽ được diễn ra như sau: 

Nếu Ngân Hàng NNVN đã nhận thấy hồ sơ đầy đủ và hơp lệ sẽ gửi thông báo cho NHNN chi nhánh tỉnh, TP để kiểm tra hồ sơ PL về quyền sử dụng địa chỉ kinh doanh vàng và các yếu tố liên quan. 

Trong vòng 7 ngày làm việc tính từ ngày nhận được thông báo từ NHNN, NH Nhà nước chi nhánh tỉnh sẽ báo cáo kết quả. 

Khi nhận được báo cáo của ngân hàng chi nhánh, NHNNVN sẽ cấp giấy phép KD vàng miếng. 

Những điều kiện tiên quyết trong việc xin giấy phép kinh doanh tiệm vàng: 

Để được cấp giấy phép kinh doanh tiệm vàng thì cần đảm bảo các điều kiện sau: 

Về cơ sở vật chất: 

Phải đảm bảo về địa chỉ cố định

Đảm bảo ánh sáng tốt và khu vực trưng bày phải có nhân viên theo dõi

Đáp ứng về an toàn PCCC cho tiệm vàng. 

Về trang thiết bị máy móc: 

Khi mở cơ sở kinh doanh cần phải đảm bảo trang thiết bị đầy đủ như tủ trưng bày, cân vàng, đèn điện, gương các loại, thiết bị bảo vệ an ninh, báo động, máy tính…

Về nhân viên: 

Nhân viên khi làm tại tiệm vàng phải có kinh nghiệm kiểm định vàng, đào tạo bài bản về kiến thức sản phẩm. Dựa vào các loại hình đăng ký doanh nghiệp khác nhau và yêu cầu với nhân viên khác nhau. 

Về vốn, yêu cầu mạng lưới: 

Muốn mở tiệm vàng cần có số vốn tối thiểu là 100 tỷ đồng. Đây là số vốn được điền vào khi thành lập doanh nghiệp. 

Chủ tiệm vàng cần có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm trong lĩnh vực này. 

Số tiền thuế đã nộp trong 2 năm liên tiếp gần nhất là 500 triệu đồng trở lên. 

Cần phải đảm bảo mạng lưới chi nhánh, địa điểm kinh doanh phải từ 3 tỉnh, TP trở lên. 

Về trách nhiệm chủ cơ sở: 

Chủ cơ sở cần tuân thủ các quy định chung khi giao dịch mua bán như sau: 

Phải chấp hành quy định về đo lường mà PL quy định. 

Chủ doanh nghiệp sẽ phải niêm yết công khai về khối lượng, hàm lượng vàng tại địa chỉ bán. Đưa ra rõ ràng mức giá mua, bán các loại vàng tại tiệm. Đảm bảo hoàn toàn về chất lượng sản phẩm bán ra. 

Cần chấp hành theo quy định về thuế và kế toán thuế, sử dụng hoá đơn chính xác. 

Cần có các giải pháp, thiết bị đảm bảo điều kiện an toàn khi hoạt động kinh doanh vàng, trang sức. 

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời
    error:
    GỌI ĐIỆN NGAY 0937967242