Hiện nay các doanh nghiệp có xu hướng thành lập các địa điểm kinh doanh để mở rộng quy mô của đơn vị. Tuy nhiên khi hoạt động kinh doanh tại các địa điểm này bị thua lỗ, để tránh ảnh hưởng lớn đến kinh tế của đơn vị thì doanh nghiệp buộc phải đóng địa điểm kinh doanh. Vậy thủ tục đóng địa điểm kinh doanh gồm những bước nào?
Khái quát chung về địa điểm kinh doanh
Bên cạnh hoạt động kinh doanh tại trụ sở chính, các công ty, doanh nghiệp thường có xu hướng thành lập các địa điểm kinh doanh để gia tăng quy mô của đơn vị.
Khác với công ty mẹ, địa điểm kinh doanh sẽ không có con dấu riêng và phải hoạt động phụ thuộc vào trụ sở chính. Do vậy hoạt động kinh doanh tại đây cũng sẽ tương ứng với các ngành nghề mà công ty mẹ đang kinh doanh.
Kinh doanh tại địa điểm kinh doanh giúp mở rộng quy mô cho doanh nghiệp
Thủ tục đóng địa điểm kinh doanh là gì?
Để một địa điểm kinh doanh được công nhận đã chấm dứt hoạt động thì doanh nghiệp phải tiến hành làm đơn thông báo đến văn phòng đăng ký kinh doanh về việc ngừng hoạt động của địa điểm kinh doanh.
Hoặc khi phát hiện doanh nghiệp có vi phạm trong hoạt động kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành thu hồi giấy đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh và công nhận việc chấm dứt hoạt động của một đơn vị.
Tiến hành nộp hồ sơ đề nghị đóng địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Các bước về thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
- Đầu tiên, người đại diện của công ty sẽ chuẩn bị hồ sơ và ký duyệt quyết định chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh thuộc công ty mình.
- Thứ hai là bước nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong hai hình thức là nộp trực tiếp lên cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp online hay còn gọi là nộp trực tuyến thông qua cổng thông tin quốc gia.
- Cuối cùng là bước kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp và ngược lại sẽ yêu cầu sửa đổi và bổ sung thông tin hồ sơ nếu không hợp lệ.
Sau khi đã được chấm dứt hoạt động kinh doanh hợp lệ theo quy định pháp luật thì doanh nghiệp có nghĩa vụ thu dọn, gỡ biển hiệu và thông báo đến khách hàng về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh tại đơn vị của mình.
Một địa điểm kinh doanh ngừng hoạt động theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Quy định pháp luật về điều kiện để thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh
- Phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật gồm thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện hồ sơ (nếu có), giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ.
- Phải có quyết định đóng địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đáp ứng đầy đủ thủ tục thông báo đóng địa điểm kinh doanh theo quy định pháp luật đề ra.
- Phải hoàn thành tất cả các nghĩa vụ về thuế thì mới được phép đóng địa điểm kinh doanh.
- Việc hoạt động của doanh nghiệp phải chấm dứt ngay sau khi thông báo đóng địa điểm kinh doanh lên cơ quan có thẩm quyền.
Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục đóng địa điểm kinh doanh
-
Thời gian giải quyết thủ tục đóng địa điểm kinh doanh được quy định như thế nào?
Trong vòng 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành ra thông báo chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh nếu không nhận được bất kỳ ý kiến nào từ cơ quan thuế. Thời gian sẽ được tính kể từ ngày phòng đăng ký kinh doanh nhận được đầy đủ hồ sơ từ người có yêu cầu.
2. Có cần quyết định và biên bản họp của công ty khi muốn làm thủ tục đóng địa điểm kinh doanh không?
Theo quy định, khi muốn đóng địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi có trụ sở chính của đơn vị mình, trừ khi điều lệ công ty có quy định khác.
3. Khi địa điểm kinh doanh đang tạm ngưng hoạt động thì có được phép đóng địa điểm kinh doanh không?
Điều này là hoàn toàn được phép vì khi gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có quyền tạm ngưng hoạt động để khắc phục khó khăn và khi không có tiến triển thì họ có quyền ngưng hoạt động hoàn toàn địa điểm kinh doanh.
Tuy nhiên, để được công nhận về thủ tục đóng địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp cần tiến hành mở địa điểm kinh doanh sau khi tạm ngưng hoạt động rồi mới được phép đóng địa điểm kinh doanh.
>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty TẠI ĐÂY