thành lập doanh nghiệp sản xuất trang phục
Thành lập doanh nghiệp sản xuất đang có xu hướng gia tăng

Ngành sản xuất trang phục hay ngành thời trang là một ngành khá hot hiện nay. Theo nghiên cứu thị trường của Asia Plus, có 26% người khảo sát thường có thói quen mua sắm quần áo 2-3 lần/ tháng, 52% có thói quen mua sắm mỗi tháng/1 lần. Theo ước tính giá trị tiêu dùng hàng dệt may của Việt nam mỗi năm đạt 120.000-140.000 tỉ đồng.  Điều đó khiến nhiều người đều mong muốn thành lập doanh nghiệp sản xuất trang phục.

Tuy nhiên thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất trang phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ để các doanh nghiệp có thể tự tin trong việc thành lập doanh nghiệp sản xuất trang phục.

Doanh nghiệp sản xuất trang phục là gì?

Là doanh nghiệp có hoạt động may ( có thể may gia công hoặc may sẵn) bằng các nguyên liệu từ da, dệt, đan móc… với tất cả các loại quần áo từ đồ lót cho đến quần áo mặc ngoài của các đối tượng nam, nữ trẻ em…

Đối với ngành này tuyệt đối không có sự phân biệt giữa quần áo người lớn với trẻ em hay truyền thống hoặc hiện đại.

Mã ngành để thành lập doanh nghiệp sản xuất trang phục:

Mã ngành Thuộc Chi tiết Loại trừ
141-1410-14100 May trang phục – Sản xuất trang phục, có nguyên liệu sử dụng bất kỳ loại nào ngay cả được tráng, phủ hoặc cao su hoá;

– Sản xuất trang phục bằng chất liệu da hoặc da tổng hợp

– Sản xuất quần áo bảo hộ lao động;

– Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải len, vải đan móc hoặc không phải đan móc… cho tất cả phụ nữ, nam giới, trẻ em

– Sản xuất tất cả quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc, cho nam giới, phụ nữ hoặc trẻ em

– Sản xuất quần áo cho trẻ em, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết;

– Sản xuất mũ mềm hoặc cứng;

– Sản xuất tất cả đồ phụ kiện trang phục khác: Tất tay, thắt lưng, caravat, lưới tóc, khăn choàng;

– Sản xuất đồ lễ hội;

– Sản xuất mũ lưỡi trai bằng da lông thú;

– Sản xuất giày, dép từ nguyên liệu dệt không có đế;

– Sản xuất chi tiết của các sản phẩm trên.

– Sản xuất trang phục bằng da lông thú (trừ mũ lưỡi trai) thuộc nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú);

– Sản xuất giày dép thuộc nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép);

– Sản xuất trang phục bằng cao su hoặc nhựa không bằng cách khâu mà chỉ gắn với nhau thuộc nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su) và nhóm 22209 (Sản xuất sản phẩm khác từ plastic);

– Sản xuất găng tay da thể thao và mũ thể thao thuộc nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);

– Sản xuất mũ bảo hiểm (trừ mũ dùng cho thể thao) thuộc nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất quần áo bảo vệ và quần áo chống lửa thuộc nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);

– Sửa chữa trang phục thuộc nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).

 

142 – 1420 -14200 Sản xuất sản phẩm từ da lông thú

 

+ Tất cả các trang phục lông thú và phụ trang,

+ Tất cả các phụ kiện làm từ lông da như tấm, miếng lót, mảnh dải…

+Và tất cả các sản phẩm phụ khác từ da lông thú như thảm, đệm, mảnh đánh bóng công nghiệp.

 

– Sản xuất da lông sống thuộc nhóm 014 (chăn nuôi) và nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);

– Chế biến da thô và da sống thuộc nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);

– Sản xuất lông thú giả (quần áo có lông dài thông qua đan, dệt) thuộc nhóm 13110 (Sản xuất sợi) và nhóm 13120 (Sản xuất vải dệt thoi);

– Sản xuất mũ lông thú thuộc nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

– Sản xuất trang phục có trang trí lông thú thuộc nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

– Thuộc, nhuộm da thuộc nhóm 15110 (Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú);

– Sản xuất bốt, giày có phần lông thú thuộc nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép).

 

143 – 1430 – 14300 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc – Sản xuất tất cả các trang phục đan móc và các sản phẩm may sẵn khác, đan móc trực tiếp thành sản phẩm như: Áo chui đầu, áo len, áo gile và các đồ tương tự;

– Sản xuất hàng dệt kim như áo nịt, tất, soóc.

 

Loại trừ: Sản xuất vải đan móc, thuộc nhóm 13910 (Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác).

 

 

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp sản xuất trang phục :

Sau khi xác định được mã ngành phù hợp bạn nên chuẩn bị các hồ sơ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp sản xuất trang phục

– Các điều lệ công ty sản xuất trang phục

– Danh sách các thành viên hoặc cổ đông công ty ( yêu cầu này được áp dụng với trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);

– Cần có các bản sao các giấy tờ : căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu; bản sao quyết định thành lập công ty. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bản sao chứng minh thư còn hiệu lực của phía đại diện pháp luật của tổ chức

– Giấy tờ khác ( nếu có)

– Giấy ủy quyền cho công ty chúng tôi

Quy trình thành lập doanh nghiệp sản xuất trang phục bao gồm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại  Sở kế hoạch và đầu tư nơi mà địa chỉ doanh nghiệp của bạn. Trong vòng 3 ngày- 6 ngày nếu như các giấy tờ trong hồ sơ hợp lệ, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn.

Bước 2: Sau đó trong vòng 30 ngày bạn cần thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung công bố sẽ gồm: giấy đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông.  

Bước 3: Bước cuối cùng là doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu với Sở kế hoạch Đầu tư. Khi đó, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao biên nhận và thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia.

Để giúp bạn nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ, tư vấn các điều cần thiết trong việc thành lập doanh nghiệp sản xuất trang phục quý khách có thể truy cập: https://ketoanminhchau.com/ hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242. Chúng tôi hân hạnh được phục vụ quý khách.  

 

 

 

[contact-form-7 404 "Not Found"]
Trả lời
error:
GỌI ĐIỆN NGAY 0937967242