Theo Luật hiện hành, thuế sau khi thành lập công ty được chia làm nhiều khoản. Đây là các khoản thuế doanh nghiệp cần phải nộp để thể hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Nếu không thực hiện điều này bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối pháp lý với cơ quan thuế. Thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý và tước mã thuế. 

Các khoản thuế sau khi thành lập công ty chủ doanh nghiệp nhất định phải biết
Các khoản thuế doanh nghiệp cần phải nộp sau khi thành lập công ty.

1. Các kiến thức cơ bản về thuế

Trước khi tìm hiểu về các khoản thuế sau khi thành lập công ty bạn cần phải nắm được các quy định cơ bản về thuế.
Thuế là khoản chi phí cá nhân, tổ chức phải bắt buộc phải nộp để thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Nó được xây dựng dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành và không mang tính chất đối giá hay hoàn trả.
– Khoản thuế này sẽ là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì và vận hành các cơ quan nhà nước.
– Thuế bình thường: Thu ngân sách và điều tiết hoạt động xã hội.
– Thuế đặc biệt: Sử dụng với các mục đích đặc biệt.

2. Các khoản thuế sau khi thành lập công ty

Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, mã số thuế, doanh nghiệp cần phải hoàn thiện hồ sơ khai thuế và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

a) Thuế môn bài

Loại thuế sau khi thành lập công ty cần nộp đầu tiên chính là thuế môn bài. Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp hay hộ kinh doanh (Thông tư 96/2002/TT-BTC, Thông tư 42/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính). 

Mức lệ phí môn bài của doanh nghiệp được tính dựa trên mức vốn điều lệ của công ty. Điều này đã được quy định theo điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ, mức thuế môn bài là 3 triệu đồng/năm. Còn mức thuế môn bài sẽ là 2 triệu đồng/năm, nếu công ty có vốn điều lệ dưới 10 tỷ.
Ngoài ra nếu công ty thành lập sau ngày 30/6 lệ phí môn bài là 50%. Đến năm tiếp theo mức lệ phí sẽ là 100% theo quy định tại khoản 1 điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC

b) Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thêm một khoản thuế bạn cần nắm chính là thuế thu nhập doanh nghiệp. Tùy theo từng trường hợp khác nhau, mức thuế TNDN sẽ khác nhau.
– Hiện nay việc mức thuế TNDN đang được áp dụng phổ biến là 20%.
– Các doanh nghiệp có hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí: 32-50%.
– Các doanh nghiệp có hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên quý như vàng, bạc, bạch kim…: 50%.
– Ngoài ra cũng có một số doanh nghiệp khác được hưởng thuế TNDN ưu đãi chỉ khoảng 10-20% (Theo điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC).

Cách tính thuế:
– Doanh nghiệp có trích lập quỹ KHCN: Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x mức thuế.
(1) Thu nhập chịu thuế: (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Khoản thu khác.
(2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập miễn thuế + Khoản lỗ được kết chuyển).

Các khoản thuế sau khi thành lập công ty chủ doanh nghiệp nhất định phải biết
Thuế thu nhập doanh nghiệp

c) Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

Về cơ bản, các doanh nghiệp mới thành lập đều áp dụng cách tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
– Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – (Thuế GTGT đầu vào + Thuế GTGT khấu trừ ở kỳ trước chuyển sang).

d) Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế TNCN là khoản thuế mà người có thu nhập phải nộp một phần tiền lương hoặc từ nguồn khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
(1) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Khoản miễn thuế
(2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Khoản giảm trừ
(3) Thuế TNCN  phải nộp = Thu nhập tính thuế x Mức thuế

e) Các khoản thuế khác

Bên cạnh các khoản thuế cơ bản ở trên bạn còn cần chú ý nhiều loại thuế khác. Bao gồm: Thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên hay thuế đặc biệt. 

(1) Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu bạn cần phải nộp loại thuế xuất nhập khẩu.
Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, có 3 phương pháp tính thuế: Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %, Tính thuế hỗn hợp, Tính thuế tuyệt đối.
– Tính thuế theo tỷ lệ %. Số tiền được xác định dựa trên % mức thuế của từng sản phẩm, dịch vụ.
– Tính thuế hỗn hợp, Tính thuế tuyệt đối: Số tiền thuế cần nộp dựa trên lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.

(2) Đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh, khai thác tài nguyên sẽ phải chịu mức thuế này. Số tiền thuế được xác định dựa trên phần sản lượng tài nguyên bị tính thuế x Giá tính thuế  x Thuế suất.

(3) Một số mặt hàng như thuốc lá, rượu, bia.. sẽ phải chịu thuế đặc biệt. 

Trên đây là các loại thuế sau khi thành lập công ty cần phải nộp. Đã có nhiều trường hợp công ty không nắm rõ quy định về thuế, hay quên nộp các khoản thuế theo đúng quy định, dẫn tới trường hợp công ty gặp rất nhiều rắc rối với cơ quan thuế. Nếu công ty bạn không có kế toán thuế am hiểu về mảng này, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn công ty tư vấn uy tín như Công ty TNHH Tư vấn Minh Châu để được hỗ trợ. Như vậy thủ tục nộp thuế cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

[contact-form-7 404 "Not Found"]
error:
GỌI ĐIỆN NGAY 0937967242