Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty sẽ gặp không ít những trường hợp phải xuất hoá đơn hay không xuất hoá đơn. Lúc này kế toán công ty cần có kiến thức để phân biệt được các trường hợp. Bài viết sau đây sẽ đầy đủ các thông tin mà kế toán công ty cần nắm vững.
Bài viết dưới đây dựa vào Thông tư 78, 39 để quy định rõ các trường hợp không và phải xuất hoá đơn.
Những trường hợp doanh nghiệp phải xuất hoá đơn:
Hoá đơn là chứng từ kế toán do bên bán HH, DV lập ra để ghi nhận nghiệp vụ bán hàng, doanh thu nhận được. Có thể nói đây là chứng từ thể hiện sự giao dịch.
Để biết được trường hợp nào phải xuất hoá đơn chúng tôi sẽ dựa trên Nghị định 51/2010/NĐ-CP, nghị định 04/2014/NĐ-CP, Thông tư 39/2014/ TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 78/2014/TT-BTC.
Căn cứ các điều trên có thể đưa ra trường hợp phải xuất hoá đơn gồm:
Với trước ngày 01/11/2020:
Nếu là hoá đơn giấy: Bao gồm hoá đơn đặt in hay tự in hay mua của cơ quan thuế. Nếu hàng hoá dịch vụ trị giá dưới 200k theo lần bán thì người bán không cần lập hoá đơn mà chỉ cần tạo bảng kê khai bán lẻ nếu người mua không yêu cầu xuất hoá đơn. Nhưng nếu người mua yêu cầu xuất hoá đơn thì người bán sẽ cần xuất dựa vào Thông tư 39/2014/TT-BTC;
Nếu là hoá đơn điện tử: Người bán sẽ phải xuất hoá đơn cho người mua nếu giá trị hàng hoá, dịch vụ từ 200k trở lên không kể đến việc người mua có yêu cầu hoá đơn hay không. Còn nếu giá trị dưới 200k thì người bán sẽ phải xuất hoá đơn nếu người mua yêu cầu.
Sau ngày 1/11/2020:
Công ty sẽ không được in ấn hoá đơn giấy nếu còn hoá đơn giấy thì sử dụng cả hai hoá đơn giấy và hoá đơn điện tử.
Và dù bất kỳ giá trị nào thì người bán bắt buộc lập hoá đơn cho người mua vì lúc này các doanh nghiệp đều sử dụng hoá đơn điện tử.
Nếu công ty không thực hiện việc xuất hoá đơn sẽ bị phạt dựa vào Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
Nếu doanh nghiệp không lập hoá đơn tổng hợp theo quy định đối với những hàng hoá khuyến mãi, biểu tặng thì sẽ phạt từ 500k- 1,5 triệu đồng.
Trừ hành vi trên thì doanh nghiệp không lập hoá đơn cho dichj vụ, hàng hoá sẽ bị phạt từ 10 triệu-20 triệu đồng.
Những trường hợp doanh nghiệp không phải xuất hoá đơn:
- Dựa vào Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT_BTC về việc không xuất hoá đơn cho các trường hợp sau:
1.1 Xuất hàng cho chi nhánh, đơn vị phụ thuộc:
Đối với hàng hoá chuyển trong bộ phận nội bổ thì không xuất hoá đơn mà dùng phiếu xuất kho cùng vận chuyển nội bộ để kiểm tra và đối chiếu về các số liệu.
1.2 Hàng được giao đại lý bán ( đại lý hưởng hoa hồng )
Đối với hàng được giao cho đại lý bán đúng giá và lợi nhuận là hoa hồng thì bên giao không cần viết hoá đơn khi xuất hàng mà dùng phiếu xuất khi cùng vận chuyển nội bộ và lệnh điều điều. Cuối tháng, dựa vào số liệu của bên đại lý, tiếp đến bên giao xuất hoá đơn để thanh toán phần hoa hồng cho đại lý.
1.3 Điều chuyển tài sản trong nội bộ tập đoàn:
Nếu các đơn vị thành viên đều hạch toán phụ thuộc trong công ty khi hợp nhất, chia tách… thì tài sản được điều chuyển sẽ phải đảm bảo có lệnh điều động hoặc quyết định điều chuyển đi cùng hồ sơ về việc hình thành tài sản đó như thế nào.
1.4 Cá nhân không kinh doanh mà góp vốn bằng tài sản vào công ty:
Lúc này chỉ cần lập biên bản chứng nhận về việc góp vốn và biên bản giao nhận tài sản là được.
- Dựa vào Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định trường hợp không cần xuất hoá đơn:
Bao gồm các khoản:
- Tiền thưởng, hỗ trợ, thu tài chính ( cổ tức, bồi thường BH, lãi chậm trả)
- Cá nhân, đơn vị không kinh doanh mà bán tài sản
- Việc chuyển nhượng dự án để tiếp tục SXKD
- Điều chuyển tài sản giữa các thành viên trong công ty
- Góp vốn tài sản để TLDN
- Hàng hoá xuất giao ĐL bán đúng giá.
- Dựa theo Thông tư 78/2014/TT-BTC các trường hợp không xuất hoá đơn:
Các trường hợp sau khi xuất hàng không cần xuất hoá đơn mà chỉ cần lập bảng kê:
Đối với những hàng hoá là nông thuỷ hải sản do người trực tiếp đánh bắt bán ra
Đối với những sản phẩm thủ công thiên nhiên hoặc các nguyên liệu tận dụng từ các SP NN của người SX thủ công trực tiếp bán ra.
Đối với sản phẩm là đất, đá, sỏi cát của cá nhân, HGĐ tự khai thác trực tiếp bán ra.
Những sản phẩm hàng hoá có mức thu dưới ngưỡng là 100 triệu đồng/năm.
- Dựa theo Thông tư 119/2014/TT-BTC:
Những trường hợp dưới đây không cần xuất hoá đơn mà chỉ cần lập bảng kê:
Các sản phẩm luân chuyển nội bộ để SXKD
Cơ sở KD tự sản xuất, tạo nên TSCĐ để phục vụ SXKD hàng hoá chịu thuế GTGT.
Các loại máy móc thiết bị cho vay, mượn ( cần có hợp đồng và chứng từ liên quan)
Các thông tin về thời gian, thời điểm xuất hoá đơn:
Với hàng hoá:
Được xác lập là thời điểm chuyển giao quyền sử dụng ( không phân biệt đã thu tiền chưa). Nếu xuất hoá đơn nhiều lần thì các lần phải lập hoá đơn tương ứng với số lượng và giá trị hàng hoá giao.
Với dịch vụ:
Được xác lập là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ ( không biết đã thu tiền chưa). Cần lưu ý nếu thu tiền trước thì cần lập hoá đơn và thời điểm thu tiền.
Với xây lắp, xây dựng:
Được xác lập là thời điểm nghiệm thu bàn giao công trình ( không biết đã thu tiền chưa)
Với điện, nước, TH, viễn thông:
Được xác lập không quá 7 ngày tính từ ngày ghi thông tin trên đồng hồ tiêu thụ hoặc ngày kết thúc cung ứng dịch vụ theo hợp đồng đã ký trước đó.
Với xuất khẩu:
Được xác lập là thời điểm chuyển giao HH cho người mua, Ngày hoàn tất các thủ tục trên tờ khai chính là thời điểm xác định doanh thu của doanh nghiệp.
Với các thông tin chi tiết trên đây, chắc chắn quý doanh nghiệp đã nắm rõ hơn trong hoạt động kế toán. Mọi thắc mắc cần được tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi.