Với vị trí thuận lợi là hệ thống sông ngòi dày đặc và đường biển dài rất phù hợp để phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Thực tế cho thấy sản lượng thủy sản ở Việt Nam đã có sự tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng trường là 9,07%/năm.
Hơn nữa, chính phủ cũng khuyến khích các hoạt động nuôi trồng thủy sản và có những chủ trương thúc đẩy cho lĩnh vực này phát triển.
Do đó nhu cầu thành lập doanh nghiệp khai thác, nuôi trồng thủy sản ngày một gia tăng. Tuy nhiên để thành lập doanh nghiệp đó, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị những thủ tục và áp dụng những quy trình trình gì. Kế toán Minh Châu sẽ tư vấn giúp bạn về thành lập doanh nghiệp khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp khai thác, nuôi trồng thủy sản cần những gì?
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện, các thành viên,… tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
– Bản sao các giấy tờ: căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu; bản sao quyết định thành lập công ty. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bản sao chứng minh thư còn hiệu lực của phía đại diện pháp luật của tổ chức
– Giấy tờ khác ( nếu có)
_ Giấy ủy quyền cho công ty chúng tôi
Quy trình thành lập doanh nghiệp khai thác, nuôi trồng thủy sản
Bước 1: Sau khi chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp đầy đủ và nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh/ thành phố mà doanh nghiệp đặt trụ sở ở đó. Trong vòng 4 ngày nếu trường hợp các giấy tờ hợp lệ, bạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cần phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc giavề đăng ký doanh nghiệp theo quy trình hướng dẫn và trả phí theo quy định
Nội dung công bố sẽ gồm: giấy đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập.
Bước 3: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu
Hồ sơ bao gồm: Thông báo sử dụng mẫu dấu và giấy ủy quyền cho chúng tôi. Sau khi nhận được thông báo mẫu dấu, phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp đồng thời sẽ thông báo về đăng tải thông tin về mẫu dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.
Sau khi thành lập doanh nghiệp khai thác, nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp cần phải làm các việc sau:
- Đảm bảo treo biển tại trụ sở công ty;
- Phải thông báo áp dụng phương pháp tính thuế (mẫu 06);
- Nhanh chóng mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
- Nhanh chóng đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Nhanh chóng đăng ký chữ ký số điện tử;
- Cần nhanh chóng đăng ký nộp thuế điện tử;
- Sau đó cần In và đặt in hóa đơn lần đầu;
- Đồng thời kê khai và nộp thuế môn bài;
- Thông thường chỉ ghi nhận và thực hiện góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Dưới đây là một số ngành nghề trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản quý khách có thể tham khảo để đăng ký ngành nghề sau đây:
Ngành nghề |
Mã ngành |
Ngành nghề khai thác thuỷ sản biển |
0311 |
Ngành nghề khai thác thuỷ sản nội địa |
0312 |
Ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản biển |
0321 |
Ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản nội địa |
0322 |
Ngành nghề sản xuất giống thuỷ sản |
0323 |
Ngành nghề chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt |
1010 |
Ngành nghề chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản |
1020 |
Ngành nghề bán buôn thực phẩm |
4632 |
Ngành nghề bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh |
4722 |
Một số văn bản liên quan đến chính sách thuế tài nguyên cần thiết cho các doanh nghiệp khai thác và nuôi trồng thủy sản:
– Nắm vững thuế tài nguyên;
+ Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12;
+ Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế;.
Quy định về thuế suất thuế tài nguyên đang thực hiện theo các quy định tại Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên mà doanh nghiệp cần nắm vững
Cần chú ý theo quy định từ của Điều 2 Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 thì thủy sản khai thác từ ao hồ không thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 4 Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế quy định sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 2 Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 về đối tượng chịu thuế tài nguyên như sau: “7. Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.”.
Như vậy nếu tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác thủy sản từ khu vực ao hồ; khai thác nước thiên nhiên từ nuôi trồng thủy sản thì không thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.
– Nắm vững về thuế giá trị gia tăng (VAT):
Liên quan đến thuế GTGT (VAT) đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CPngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT có quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT.
Để giúp bạn nhanh gọn trong việc thành lập doanh nghiệp khai thác và nuôi trồng thủy sản, bạn có thể truy cập https://ketoanminhchau.com/ hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242 để được chúng tôi tư vấn. Chúng tôi hân hạnh được phục vụ quý khách