Trong những năm gần đây, ngành đồ uống tại Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đây được đánh giá là ngành có tiềm năng lớn, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài quan tâm đầu tư.

Am hiểu pháp luật rất quan trọng trong việc thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ uống

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa lại là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, Việt Nam cung cấp nguồn nguyên liệu thô dồi dào, đa dạng, rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất, chế biến nhiều loại đồ uống cùng giá thành phải chăng.

Mặt khác, với dân số trên 96 triệu người và cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ đồ uống tiềm năng, đặc biệt ở các đô thị lớn nơi có mức sống đang ngày một cải thiện.

Ước tính của Bộ Công thương năm 2019 cho thấy  mức tiêu thụ hàng năm của ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng trong các năm tiếp theo.

Sự phát triển của các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi và dịch vụ mua bán trực tuyến giúp các doanh nghiệp đồ uống ngày nay có thêm nhiều kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa hiệu quả.

Nhìn ra tiềm năng lớn mạnh của ngành sản xuất kinh doanh đồ uống tại Việt Nam, các cá nhân và doanh nghiệp đều tận dụng cơ hội để có những thành công bứt phá trong ngành.

Hồ sơ và thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ uống

  1. Đăng ký doanh nghiệp

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thường bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty
  • Bản sao  công chứng của chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân của thành viên nếu là cá nhân hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức.

Thời hạn giải quyết khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ : 05 ngày làm việc

Lệ phí: phí đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần.

Văn bản pháp luật quy định: Nghị Định về Đăng ký doanh nghiệp số 902/VBHN- BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát hành ngày 12/02/2019.

  1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ, 15 ngày làm việc kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất và 5 ngày làm việc để cấp giấy chứng nhận.

Lệ phí: tùy thuộc vào ngành hàng sản xuất.

Hiệu lực của giấy chứng nhận: trong thời gian 3 năm

Văn bản pháp luật quy định: Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010

  1. Hồ sơ tự công bố và công bố phù hợp hoặc hợp quy đối với sản phẩm đồ uống được sản xuất

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y Tế

Hồ sơ thông thường bao gồm:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm công bố phù hợp hoặc hợp quy
  • Kết quả kiểm tra mẫu chất lượng sản phẩm bởi cơ quan có thẩm quyền
  • Bản tự công bố/ Bản công bố phù hợp/ Bản công bố hợp quy theo mẫu
  • Hình ảnh chụp đầy đủ quy cách đóng gói của sản phẩm

Hồ sơ được nộp trực tuyến theo hướng dẫn trên trang http://congbosanpham.vfa.gov.vn/

Lệ phí: 150.000 đ/ bộ hồ sơ

Hiệu lực: 3 hoặc 5 năm tùy thuộc vào các chứng chỉ mà doanh nghiệp có thể cung cấp.

Văn bản pháp luật quy định thủ tục tự công bố sản phẩm: Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.

Văn bản pháp luật quy định thủ tục công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy: Thông tư số số 05/VBHN-BKHCN ngày 28/08/2017.

  1. Các thủ tục pháp lý cần hoàn thiện của doanh nghiệp sản xuất đồ uống:
  • Tiến hành khắc con dấu công ty và công khai mẫu dấu
  • Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
  • Mua chữ ký số
  • Kê khai và đóng thuế theo đúng quy định

Quy trình thành cơ bản lập doanh nghiệp sản xuất đồ uống

  1. Chọn địa điểm và cơ sở sản xuất kinh doanh

Địa điểm sản xuất kinh doanh cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chí:

  • Phù hợp và thuận tiện cho việc xin cấp phép xây dựng nhà xưởng
  • Vị trí thuận tiện giao thông và tiết kiệm chi phí vận tải
  • Diện tích đủ lớn cho sản xuất, kinh doanh
  • Cơ sở sản xuất đáp ứng được các quy định về an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm
  1. Vốn tối thiểu để thành lập công ty sản xuất đồ uống

Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu vốn pháp định thì luật không quy định mức vốn tối thiểu khi đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp thì khi đi giao dịch và làm việc với đối tác, các cơ quan ngân hàng, thuế thì doanh nghiệp khó được tin tưởng và bi hạn chế giao dịch. Đây sẽ là một trở ngại lớn cho nên doanh nghiệp cần đăng ký mức tương đối và phù hợp với thực tế tài chính để thuận tiện hơn cho việc sản xuất,  kinh doanh của mình.

Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu chính bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.

  1. Hoàn thiện các thủ tục hồ sơ pháp lý
  2. Xây dựng đội ngũ nhân sự, đối tác và vận hành doanh nghiệp

 

 

[contact-form-7 404 "Not Found"]
Trả lời
error:
GỌI ĐIỆN NGAY 0937967242