Vì sao người giỏi làm gì cũng giỏi? Bởi họ sở hữu tư duy “quái kiệt” này

01

Tư duy phê phán là một loại tư duy lý tính và khách quan, là một cách đặt câu hỏi, đánh giá, đồng thời phán đoán đúng sai ý kiến và suy nghĩ của người khác. Kiểu tư duy này có thể giúp ta tránh được sai lầm của “tin tưởng mù quáng” và “tự cao tự đại”.

Tôi có một người bạn vô cùng giỏi giang, là kiểu người làm gì thành công nấy. Khi còn trẻ thì là tiến sỹ nổi tiếng của trường, đi làm 3 năm đã được thăng chức lên làm tổng giám đốc, đến tuổi trung niên lại tự mình thành lập được công ty có giá trị hàng trăm tỷ đồng.

Không chỉ trong sự nghiệp mà trong cuộc sống, cậu ta cũng mạnh mẽ hơn rất nhiều người.

Ví dụ một câu chuyện trong cuộc sống của cậu ấy.

Cậu ấy mắc một căn bệnh nhỏ, cũng không vấn đề gì to tát lắm, nhưng rất khó chữa khỏi. Vài năm trước, căn bệnh này gần như cứ sau hai tháng lại lặp lại, uống thuốc tác dụng cũng rất chậm.

Cậu ấy ngồi suy ngẫm lại và cảm thấy rằng vấn đề ở chỗ cậu đang quá phụ thuộc vào bác sĩ, bác sĩ một ngày khám nhiều bệnh nhân như vậy, sẽ không dành nhiều thời gian để quan sát và suy nghĩ cẩn thận hơn về căn bệnh của mình.

Vậy là cậu ấy thay vì cứ tiếp tục phương pháp điều trị thụ động đó, cậu ấy quyết định chủ động hơn trong điều trị căn bệnh của mình.

Đầu tiên, nếu trước kia cậu ấy chỉ đến đúng một bệnh viện để khám thì sau đó cậu ấy đã đi đến một vài bệnh viện khác nhau, lắng nghe chẩn đoán và điều trị của các bác sĩ khác nhau, thử các loại thuốc khác nhau. Sau đó, cậu phát hiện ra rằng một trong những đơn thuốc có hiệu quả chữa bệnh rất rõ ràng.

Tiếp đó, cậu ấy cũng nghiên cứu rất nhiều phương pháp để ngăn chặn các đợt tái phát của bệnh. Bằng cách thử nghiệm một số phương pháp phòng ngừa được đề xuất bởi một vài bác sĩ đó, cậu đã tìm được một cách có hiệu quả.

Thông qua những nỗ lực của mình, căn bệnh nhỏ của cậu ấy về cơ bản đã được khống chế, nếu lúc trước 1 năm bệnh tái phát 5,6 lần thì hiện tại thỉnh thoảng bệnh mới xuất hiện lại.

Vì sao cậu ấy lại thành công được như vậy? Nó có liên quan rất nhiều tới “tư duy phê phán” mà cậu ấy bồi dưỡng suốt từ những năm tháng học đại học.

02

Có hai kiểu người dễ dàng phạm sai lầm nhất, đó là:

Những người tin lời người khác một cách mù quáng

Đặc điểm của một người như vậy là rất dễ tin tưởng vào người khác, sẽ không bao giờ nghi ngờ, luôn làm theo và không thể suy nghĩ độc lập.

Kiểu thứ hai là người tự cao tự đại

Những người như vậy có xu hướng ngược lại với kiểu người thứ nhất, họ sẽ không lắng nghe bất cứ quan điểm hay ý kiến của ai, hoặc là bởi quá tham lam, chỉ nhìn lợi ích mà không thấy được nguy cơ tiềm ẩn, cũng không thèm đi tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng các rủi ro từ đó rất dễ rơi vào “bẫy”.

Còn “tư duy mang tính phê phán” lại có thể khiến chúng ta trở nên trưởng thành và giảm thiểu tối đa sai lầm.

Tư duy phê phán là một loại tư duy lý tính và khách quan, là một cách đặt câu hỏi, đánh giá, đồng thời phán đoán đúng sai ý kiến ​​và suy nghĩ của người khác. Kiểu tư duy này có thể giúp ta tránh được sai lầm của “tin tưởng mù quáng” và “tự cao tự đại”.

Bản chất của tư duy phê phán là suy ngẫm lại về người khác và về chính bản thân mình, đó là một kiểu suy nghĩ độc lập.

03

4 nguyên tắc hình thành cho mình “tư duy phê phán”

1. Cởi mở và học hỏi

Những người có tư duy phê phán không phải là những người bảo thủ, mà là những người cầu tiến, hiếu học, giàu trí tưởng tượng, sẵn sàng chủ động và tích cực học hỏi những điều mới mẻ.

2. Không mù quáng

Nhiều người dễ mù quáng tin tưởng vào uy quyền và đại chúng, có xu hướng gắn liền với xu hướng, gió chiều nào che chiều ấy, dễ tự cao, mù quáng trước định kiến ​​và tham lam, dễ bị lừa dối.

3. Chất vấn và bao dung

Đối với ý kiến và quan điểm của người khác, luôn phải duy trì cho mình phản ứng đầu tiên đó là bao dung, không nói họ không đúng mà thay vào đó đặt câu hỏi ngược lại, “luận điểm hỗ trợ cho quan điểm và thông tin này là gì?”, “Luận điểm đó có hợp lý hay không?”, mục tiêu cuối cùng là để làm rõ lời của họ có đúng hay không, có thực tế hay không.

Có thể đưa ra những câu hỏi sau để kích hoạt tư duy của bản thân:

Quan điểm và kết luận mà họ đưa ra là gì?

Họ đang đứng trên lập trường của ai để nói? Mục tiêu cuối cùng là gì?

Các kênh tư liệu dẫn chứng của họ là gì? Những tư liệu đó có đáng tin hay không?

4. Đánh giá và xác minh đa chiều

Khi muốn hiểu một quan điểm hay một tri thức mới, đừng chỉ giới hạn từ góc độ của một kênh tư liệu nào đó. Năng thu thập, đứng từ góc độ, lập trường và thái độ khác nhau để xem xét và đánh giá vấn đề, có vậy mới có thể loại bỏ được sự nhiễu loạn từ các thông tin phiến diện bên ngoài, đồng thời cuối cùng thu thập được cho mình những tri thức chính xác nhất.

Nguồn : Báo điện tử Tri thức trẻ

[contact-form-7 404 "Not Found"]
error:
GỌI ĐIỆN NGAY 0937967242