Thành lập doanh nghiệp sửa chữa bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị
Thành lập doanh nghiệp sửa chữa bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị đang được nhiều người quan tâm

Đi cùng với ngành công nghiệp sản xuất đang được đầu tư và đẩy mạnh thì ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị cũng được chú trọng để đảm bảo sự phát triển song song, bền vững của nền kinh tế.

Thành lập doanh nghiệp sửa chữa bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị gồm những thủ tục pháp lý gì là câu hỏi của rất nhiều công ty mới, chúng tôi kính mời quý doanh nghiệp tham khảo tư vấn dưới đây:

Mã ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị

Ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị được phân mã như sau:

33: Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị

331: Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sẵn

3311-33110: Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn

3312-33120: Sửa chữa máy móc, thiết bị

3313-33130: Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học

3314- 33140: Sửa chữa thiết bị điện

3315- 33150: Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)
3319- 33190: Sửa chữa thiết bị khác

332- 3320- 33200: Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

Các bước thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp sửa chữa bảo dưỡng và lắp đặt máy móc. thiết bị

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên (nếu có)
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau:
  • Đối với cá nhân: CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước còn hiệu lực
  • Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận ĐKKD + giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên, cổ đông công ty là tổ chức

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ được nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Thời gian xử lý: 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận sẽ trả lời về việc bổ sung, sửa đổi hoặc cấp giấy phép.

Bước 3: Khắc con dấu & công bố mẫu dấu của doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị

Bước 4: Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

  • Treo biển hiệu công ty
  • Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị

Hồ sơ bao gồm giấy tờ bản sao công chứng:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu của người đại diện doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu doanh nghiệp

Ngay sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị thông báo thông tin này với Sở kế hoạch và đầu tư.

  • Đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị
  • Nộp các loại thuế của doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị

Thuế môn bài: đối với doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị thành lập năm 2020 sẽ được miễn lệ phí môn bài, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải kê khai và nộp tờ thuế môn bài, số tiền ghi trên tờ khai là 0 đồng.

Thuế giá trị gia tăng: Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:

Tờ khai thuế GTGT quý 1: Chậm nhất ngày 30/04;

Tờ khai thuế GTGT quý 2: Chậm nhất ngày 30/07;

Tờ khai thuế GTGT quý 3: Chậm nhất ngày 30/10;

Tờ khai thuế GTGT quý 4: Chậm nhất ngày 30/01 năm sau

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính (nếu có), không phải nộp tờ khai như sau:

Quý 1: hạn 30/04, quý 2: hạn 30/07, quý 3: hạn: 30/10, quý 4: hạn 30/01 năm sau.

Doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị cân đối mức thuế TNDN tạm tính và sau đó cuối năm tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm (nếu có).

Thời hạn Nộp báo cáo tài chính năm: trước ngày 30/03 năm sau.

  • Phát hành hóa đơn:

Hồ sơ đề nghị phát hành hóa đơn điện tử nộp qua mạng cho doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị bao gồm:

  • Quyết định phát hành hóa đơn
  • Mẫu hóa đơn
  • Tờ khai đăng ký hóa đơn điện tử

Truy cập vào cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn. Cơ quan thuế có thể kiểm tra địa chỉ trụ sở doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị trước hoặc sau khi chấp thuận phát hành hóa đơn.

Mời quý doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với chúng tôi nếu có bất kỳ vướng mắc về quy trình và hồ sơ thành lập doanh nghiệp bằng cách truy cập website https://ketoanminhchau.com/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[contact-form-7 404 "Not Found"]
Trả lời
error:
GỌI ĐIỆN NGAY 0937967242