Trong quá trình hoạt động đôi lúc doanh nghiệp gặp vấn đề về kinh doanh mà chưa thể xoay xở nguồn tiền để nộp thuế trong tháng hoặc quý trước. Để tra cứu việc nợ thế bao nhiêu hay xử lý việc nợ thế như thế nào chúng tôi xin cung cấp thông tin dưới đây.
Khái niệm về nợ thuế doanh nghiệp
Tiền nợ thuế chính là những khoản tiền thuế, phí, lệ phí…và các khoản thu khác thuộc NSNN, do cơ quan quản lý thuế QL thu mà Người nộp thuế chưa nộp vào NSNN khi hết hạn nộp theo quy định.
Tiêu chuẩn tra cứu nợ thuế công ty:
Để tra cứu nợ thuế của công ty, doanh nghiệp chỉ truy cập vào website: Thuế điện tử của Tổng Cục Thuế- Bộ Tài chính.
Tiếp chọn phần “ Doanh nghiệp” nằm ở bên phải màn hình, tiếp tục chọn “ Đăng nhập” và điền chi tiết về số tài khoản mà công ty đã đăng ký trước đó.
Cách tra cứu nợ thuế của doanh nghiệp:
Cách 1: Đăng nhập trên web. Khi đăng nhập thành công, trên màn hình sẽ hiện lên. Có thanh danh mục chữ “ Tra cứu”. Click vào và chọn “ Thông tin nghĩa vụ Thuế và “ Truy vấn theo MST của công ty đã thể hiện. Số thuế còn nợ đến thời điểm truy cứu của công ty sẽ xuất hiện. Với 2 mục như sau:
Mục 1: Khoản thuế cần nộp, đã nộp, còn phải nộp, hay nộp thừa, được giảm, xoá nợ, hoàn và đã hoàn cũng thể hiện rõ.
Mục 2: Những khoản thuế phải nộp, nộp thừa và được hoàn đã ghi nhận trong HT ứng dụng quản lý thuế.
Phần này sẽ thể hiện rõ những mục nợ thuế của công ty từng tháng, quý theo số tổng ở mục 1, số tiền nợ thuế mà công ty đã nộp trong kỳ được ghi nhận, nộp thừa ( nếu có).
Cách 2: Tổng cục Thuế đã bổ sung tính năng nộp thuế theo mã ID của tờ khai. DO đó bạn có thể truy cập danh mục “ nộp thuế”, tiếp đến chọn thông tin ngân hàng của công ty, chọn nghĩa vụ thuế cần tra cứu. Sau đó kết quả hiện ra với các mục thuế doanh nghiệp sẽ cần nộp, doanh nghiệp có thể chọn khoản mục và nộp.
Những lưu ý khi thực hiện tra cứu nợ thuế công ty:
Thực tế việc trs cứu thuế trên trang điện tử rất thuận tiện cho doanh nghiệp. Tuy nhiên khi công ty nợ thuế sẽ phát sinh những khoản nộp chậm và lãi 0,03%/ngày và số tiền thuế công ty đã nộp trong kì chưa chốt sổ và cấn trừ với số tiền nợ trước đó, dẫn đó số tiền tra cứu không khớp số tiền thực cần đóng.
Do đó để chính xác, bạn nên tham khảo số tiền nợ thuế trên trang đồng thời gọi điện để đối chiếu và biết được chính xác số tiền phải nộp.
Những trường hợp và cách xử lý DN bị cưỡng chế nợ thuế:
Những trường hợp DN bị cưỡng chế nợ thuế:
Dựa vào quy định Khoản 1 Điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC đã chỉ ra rõ những TH công ty, NNT có thể bị cưỡng chế nợ thuế như sau:
Người nợ thuế nợ tiền thuế, chậm nộp thuế quá hạn 90 ngày từ ngày cuối cùng gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật QL thuế và cơ quan chuyên trách.
Người nợ thuế đang nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi bỏ trốn hay tấu tán tài sản.
Người nợ thuế không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm HC về thuế trong thời gian 10 ngày từ ngày nhận quyết định xử phạt về thuế bị cưỡng chế thi hành QĐ xử phạt VP về thuế.
Trong trường hợp quyết định XP VPHC về thuế có thời hạn thi hành hơn 10 ngày mà người nộp thuế không chấp hành theo thời gian trên thì sẽ bị cưỡng chế thi hành QĐ xử phạt VPHC về thuế.
Cách xử lý DN bị cưỡng chế nợ thuế:
Trích tiền từ TK của ĐT bị cưỡng chế tại Kho bạc NN, phong toả TK.
Thông báo HĐ không còn GTsử dụng tới DN bị cưỡng chế.
Cưỡng chế bằng hình thức kê biên tài sản, bán đầu giá TS kê biên theo PL nhằm thu hồi số tiền thuế và phạt.
Thu hồi giấy CN ĐKKD, CNĐKDN….
Lúc này cơ quan thuế sẽ đưa ra thông báo bằng văn bản và email đến công ty, ngân hàng nhằm xác minh thông tin và yêu cầu NNT nộp số tiền còn thiếu trước thời gian đưa ra trên thông báo. Nếu sau thời hạn, NNT vẫn chưa thực hiện thì cơ quan thuế sẽ đưa ra quyết định cưỡng chế TKNH, phong toả TK, tự động trích nộp phần thuế nợ vào Kho bạc NN, hoặc những biện pháp khác.
Lúc này công ty sẽ không thể xuất hoá đơn và hoạt động được nữa. Nếu công ty đã nhận được quyết định cưỡng chế thì tốt nhất liên hệ đến cán bộ quản lý thuế của công ty để xử lý triệt để vấn đề này.
Do đó để không gặp phải tình trạng như trên, các doanh nghiệp nên nộp thuế trước thời hạn để không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.