Nhu cầu làm đẹp ngày càng được nhiều người quan tâm. Do đó trên thị trường xuất hiện khá nhiều thẩm mỹ viện, phòng khám thẩm mỹ…Những hình thức này có phải là một? Chúng có những đặc điểm gì giống và khác nhau cũng như cách mở mỗi loại sẽ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra thông tin cụ thể cho quý khách hàng nắm bắt. 

Thông tin về thẩm mỹ viện và phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ: 

Về thẩm mỹ viện: 

TMV là loại hình kinh doanh cung cấp các dịch vụ là đẹp cho nam và nữ. 

Ở đây sẽ đưa ra các dịch vụ làm đẹp không xâm lấn thay đổi hình dạng con người. 

Thông thường các dịch vụ là spa, nail, salon tóc, phun xăm không dùng thuốc gây tê dạng tiêm hoặc dịch vụ chăm sóc da, wax lông. 

Về phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ: 

Hình thức này thuộc lĩnh vực khám, chữa bệnh và là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đơn vị này sẽ cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ để thay đổi màu da, hình dạng, cân nặng và các khuyết điểm trên cơ thể con người. 

Dịch vụ sẽ bao gồm: thủ thuật, tiêm, chính, bơm, phẫu thuật…nói chung là những biến pháp có tính xâm lấn. 

Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ cũng được thực hiện dịch vụ như phun xăm như TMV nhưng sẽ dùng thuốc gây tê dạng tiêm. 

So sánh TMV và phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ: 

Những điểm chung: 

Cả 2 hình thức này đều có những điểm chung sau: 

Mục đích hoạt động: Nhằm cung cấp các dịch vụ liên quan đảm bảo nhu cầu làm đẹp cho nam nữ. 

Điều kiện: Để kinh doanh thì cả hai phải có giấy  chứng nhận ĐKKD. 

Những điểm khác: 

Về phạm vi dịch vụ: 

Thẩm mỹ viện 

Cung cấp các dịch vụ làm đẹp không xâm lấn 

Không được dùng thuốc gây tê dạng tiêm. 

Không can thiệp phẫu thuật làm thay đổi hình dạng cơ thể. 

Phòng khám chuyên khoa PTTM: 

Cung cấp các dịch vụ làm đẹp, khám chữa bệnh liên quan thẩm mỹ: 

Sử dụng phương pháp xâm lấn 

Sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm 

Can thiệp phẫu thuật. 

Về cơ sở hạ tầng: 

Thẩm mỹ viện: 

Không có phòng mổ 

Thông thường không gian thẩm mỹ nhỏ hơn. 

Những thiết bị chuyên dụng cho dịch vụ làm đẹp không xâm lấn. 

Phòng khám PTTM: 

Có phòng mổ

Không gian lớn hơn

Trang thiết bị chuyên dụng thực hiện phẫu thuật. 

Về đội ngũ y tế: 

Thẩm mỹ viện: 

Chịu trách nhiệm: Chuyên gia làm đẹp như thợ làm móng, tóc,..

Có y tá nhưng không có bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ

Phòng khám PTTM: 

Chịu trách nhiệm: Bác sĩ phẫu thuật tạo hình, chuyên khoa PT tạo hình thẩm mỹ. 

Có đầy đủ y tế, đội ngũ y tế có chứng chỉ. 

Về thủ tục pháp lý: 

Phòng khám PTTM thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên giấy tờ pháp lý giữa 2 loại hình có những điểm khác biệt. 

Thẩm mỹ viện: 

Thực hiện xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

Phòng khám PTTM: 

Cần phải trải qua 2 hoạt động: 

Xin giấy CN ĐKKD

Xin giấy phép KD phòng khám chuyên khoa ( đảm bảo đủ điều kiện hoạt động khám chữa bệnh) 

Về quy định y tế: 

Phòng khám PTTM sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn vì tấc động trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người. 

Những yêu cầu khi mở thẩm mỹ viện và phòng khám PTTM: 

Yêu cầu về mở thẩm mỹ viện: 

Về cơ sở vật chất: 

Địa điểm mở phải cố định

Có đầy đủ trang bị tủ thuốc, dụng cụ y tế. 

Khu vực tiệt trùng những dụng cụ sử dụng cho dịch vụ thẩm mỹ cho KH

Tất cả các không gian như phòng massage, tắm, hay các  phòng chức năng khác cần đảm bảo an toàn vệ sinh sạch sẽ. 

Về trang thiết bị máy móc

Đầy đủ các loại máy móc để phục vụ cho hoạt động TM

Các dụng cụ và thiết bị y tế cần đạt chuẩn và được phép lưu hành trong lĩnh vực này. 

Về nhân sự: 

Các chuyên viên tư vấn và thực hiện dịch vụ phải có chứng chỉ hành nghề. 

Các hoạt động của chuyên viên sẽ phải đảm bảo theo các chính sách và hướng dẫn chuyên môn ghi trên bằng cấp hành nghề. 

Yêu cầu về mở phòng khám PTTM: 

Đây được xem là hình thức tổ chức của DV khám chữ bệnh. Vì thế ngoài phải đảm bảo các điều kiện của một cơ sở KDDV thẩm mỹ thì phòng khám cần đảm bảo các điều kiện về khám, chữa bệnh, cụ thể như sau: 

Về cơ sở vật chất: 

Cần có địa điểm cố định

Phải đảm bảo sự an toàn về bức xạ hay PCCC

Sắp xếp khu vực tiệt trùng xử lý các dụng cụ y tế tái sử dụng nhiều lần. 

Về trang thiết bị y tế: 

Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi HĐ chuyên môn của cơ sở. 

Với cơ sở khám, điều trị cần có bộ phận xét nghiệm sinh hoá

Với phòng tư vấn SK cần có đầy đủ trang thiết bị cần thiết. 

Về nhân lực: 

Cần phải có ít nhất 1 người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật tại cơ sở. 

Người chịu TN chuyên môn KT hay trưởng khoa phải là bác sĩ làm toàn thời gian tại đơn vị. Phạm vi chuyên môn phải tương ứng với dịch vụ của cơ sở. Bác sĩ phải có thời gian hành nghề ít nhất 36 tháng kể từ khi có CC hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp khám, chữa bệnh ít nhất 54 tháng. 

Với cử nhân X-quang phải có trình độ ĐH, cấp quyền đọc và ký kết quả xét nghiệm. Mọi nhân sự nếu muốn tham gia vào quá trình khám chữa bệnh đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ thực hiện trong phạm vi công việc.  

Nếu như không có chứng chỉ hành nghề và khi tham gia vào quá trình thì chỉ được phép thực hiện các HĐ theo sự phân công của người chịu trách về KT chuyên môn. 

Ghi nhớ cơ sở khám sức khoẻ cần có BP khám lâm sàng, cận lâm sàng và có mẫu phiếu cũng như VB hướng dẫn theo pháp luật quy định. 

 

[contact-form-7 404 "Not Found"]
Trả lời
error:
GỌI ĐIỆN NGAY 0937967242