Thành lập doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo khác
Thành lập doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo khác là xu hướng của thời đại

Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành kinh tế chủ đạo, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đây cũng là ngành tạo sự phát triển cho các ngành công nghiệp phụ trợ khác, tạo nhiều lao động cho đất nước. Đối với các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo khác, xin mời tham khảo bài viết dưới đây

  1. Mã ngành công nghiệp chế biến chế tạo khác

Nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo khác được quy định ở phụ lục II, Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành:

32: Công nghiệp chế biến chế tạo khác

321: Sản xuất đồ kim hoàn, đồ giả kim hoàn và các chi tiết liên quan

3211 – 32110: Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan

3212 – 32120: Sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan

322 – 3220 – 32200: Sản xuất nhạc cụ

323 – 3230 – 32300: Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao

324 – 3240 – 32400: Sản xuất đồ chơi, trò chơi

325 – 3250: Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng

329 – 3290 – 32900: Sản xuất khác chưa được phân vào đâu

  1. Quy trình thành lập doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo khác

Quy trình thành lập doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo khác được quy định chi tiết tại:

Luật Doanh nghiệp số 68/2014QH13 ngày 26/11/2014.

Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp ngày 19/10/2015.

Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 14/5/2015.

Gồm những hoạt động sau:

Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo khác

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo khác
  • Dự thảo điều lệ công ly
  • Danh sách thành viên
  • Hồ sơ góp vốn
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ tùy thân của thành viên là cá nhân hoặc chứng thực pháp lý của tổ chức

Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo khác tại phòng Đăng ký kinh doanh, thuộc Sở kế hoạch & Đầu tư tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Thời gian tiếp nhận và phản hồi hồ sơ: 03 ngày làm việc

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo khác nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan xử lý.

Doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục pháp lý khác để đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm:

  • Đăng tải thông tin đăng ký của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử quốc gia và nộp phí trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận
  • Khắc con dấu doanh nghiệp và công khai mẫu dấu
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo thông tin tài khoản cho Sở Kế hoạch & Đầu tư
  • Mua chữ ký số và đóng các loại thuế theo quy định
  • Treo biển tên công ty ở mọi địa chỉ của doanh nghiệp
  1. Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo khác

Trong danh mục ngành nghề công nghiệp chế biến, chế tạo khác có những mục hàng có điều kiện, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ quy định pháp lý để bổ sung những hồ sơ cần thiết trong quá trình hoạt động.

Ví dụ với nhóm ngành: 325 – 3250: Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng, cơ sở sản xuất phải đáp ứng điều kiện tại Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế & Nghị định 169/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế.

Với nhóm ngành 324 – 3240 – 32400: Sản xuất đồ chơi, trò chơi, doanh nghiệp cần thực hiện xin giấy chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em cho các sản phẩm đồ chơi trẻ em của mình.

Nếu doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo khác còn những băn khoăn về pháp lý trong quá trình thành lập và hoạt động, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết bằng cách truy cập: https://ketoanminhchau.com/ hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242

 

 

 

 

 

[contact-form-7 404 "Not Found"]
Trả lời
error:
GỌI ĐIỆN NGAY 0937967242