Để được hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải, doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh. Vậy giấy phép kinh doanh gồm những nội dung gì và quy trình ra được cụ thể ra sao? Hãy cùng Kế toán Minh Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Sự đa dạng của loại hình kinh doanh vận tải
Kinh doanh vận tải là gì?
Về cơ bản, hoạt động kinh doanh vận tải sẽ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh, hoạt động vận tải đường bộ. Để được phép hoạt động theo đúng quy định pháp luật thì hoạt động trên phải phù hợp với quy định pháp luật về quy hoạch giao thông cũng như mạng lưới tuyến vận tải.
Là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ sẽ bao gồm vận tải khách và vận tải hàng hóa. Từ việc vận tải hàng hóa hoặc khách hàng trên đường bộ, đường sắt hay đường hàng không và nhằm mục đích sinh lời.
Điều kiện kinh doanh vận tải
Để được kinh doanh vận tải thì đơn vị kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Phương tiện vận tải phải thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của đơn vị có kinh doanh hoạt động vận tải.
- Nếu phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã thì phải có hợp đồng dịch vụ quy định rõ về quyền sở hữu nói trên.
- Với các xe kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ trở lên phải có camera hành trình trong suốt quá trình tham gia giao thông. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2021.
- Riêng với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách sẽ được phân loại theo sức chứa như sau:
- Sức chứa từ 9 chỗ trở lên sẽ có thời hạn sử dụng không quá 15 năm với xe hoạt động với cự ly trên 300km hoặc không quá 20 năm đối với xe có hoạt động có cự ly từ 300km trở xuống.
- Với xe buýt thì niên hạn sử dụng sẽ là 20 năm
- Với xe taxi có sức chứa dưới 09 chỗ thì niên hạn sử dụng sẽ là 12 năm.
- Với xe kinh doanh vận tải khách du lịch thì niên hạn sử dụng sẽ là 15 năm với xe cự ly trên 300km hoặc 20 năm với xe có cự ly dưới 300 km.
Nhu cầu vận tải khách du lịch hiện nay
Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?
Như đã trình bày thì để được phép hoạt động kinh doanh vận tải thì cá nhân, tổ chức phải có giấy phép kinh doanh hoạt động nói trên. Và để công nhận hiệu lực thì loại giấy phép này phải được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật.
Theo quy định pháp luật, nội dung của giấy phép kinh doanh phải có các mục như thông tin đơn vị kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông tin người đại diện, hình thức kinh doanh và cơ quan tiến hành cấp giấy phép.
Quy định về giấy phép kinh doanh vận tải
Để được phép kinh doanh vận tải thì cá nhân/tổ chức kinh doanh phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh. Tùy vào quy mô đơn vị mà yêu cầu về hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động sẽ khác nhau.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cá nhân hoặc tổ chức có hoạt động kinh doanh sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại sở giao thông vận tải tỉnh.
Nhà xe có giấy phép kinh doanh vận tải mới được phép hoạt động
Tại đây cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu cần sửa đổi hoặc bổ sung sẽ ra thông báo yêu cầu đơn vị kinh doanh thực hiện trong vòng 3 ngày. Việc thông báo này có thể diễn ra theo 1 trong các cách thức như gửi trực tiếp, gửi bằng văn bản hoặc gửi trực tuyến.
Sau khi hồ sơ đã đúng quy định thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho người có yêu cầu trong thời hạn là 5 ngày.
Trên đây là những vấn đề xoay quanh các vấn đề liên quan đến giấy phép kinh doanh vận tải, thủ tục cũng như quy trình cấp giấy phép theo đúng quy định pháp luật.
Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hay muốn hiểu rõ hơn về quy định pháp luật khác có liên quan hãy liên hệ với Kế toán Minh Châu để được tư vấn và giải đáp tận tình.
>> Liên hệ ngay: Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh của Kế toán Minh Châu ngay hôm nay để nhận được nhiều ưu đãi nhất nhé.
>>> Xem thêm: Thành lập công ty tại Đồng Nai và các tỉnh thành khác trên toàn quốc với giá siêu ưu đãi