Thực tế cho thấy hiện nay nhiều doanh nghiệp có xu hướng thành lập các địa điểm kinh doanh để gia tăng quy mô. Là đơn vị phụ thuộc vào công ty mẹ nên địa điểm kinh doanh sẽ không có tư cách pháp nhân. Vậy khi thành lập địa điểm kinh doanh có cần đóng thuế môn bài không?

Vài nét về thuế môn bài

Về định nghĩa, thuế môn bài hay còn gọi là lệ phí môn bài là một loại thuế trực thu đánh vào giấy phép kinh doanh. Do vậy, để có thể hoạt động kinh doanh thì mỗi năm doanh nghiệp cần tiến hành nộp thuế môn bài cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Mức thu thuế sẽ không đồng nhất mà được thu dựa trên số vốn mà doanh nghiệp đăng ký tại cơ quan thuế. Bên cạnh đó, tại một số quốc gia hay địa phương thì doanh thu hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh cũng có thể được dùng để làm căn cứ đưa ra mức thu thuế.

1-nop-thue-mon-bai-cho-dia-diem-kinh-doanh

Hiểu thế nào là lệ phí (thuế) môn bài.

>>> Xem chi tiết:Thuế môn bài là gì?

Quy định đóng thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh

Theo quy định pháp luật, địa điểm kinh doanh là một trong những đối tượng phải nộp lệ phí môn bài vì có hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Điều này được lý giải tại Nghị định 139/2016 và công văn 1279/TCT-CS.

Cơ quan thuế nơi có trụ sở chính sẽ là nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế từ doanh nghiệp.

  • Khi địa điểm kinh doanh và trụ sở chính cùng thuộc một tỉnh thì doanh nghiệp sẽ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Nếu địa điểm kinh doanh và trụ sở chính không thuộc một tỉnh thì doanh nghiệp sẽ khai thuế tại cơ quan quản lý địa phương nơi có địa điểm kinh doanh.

Về mức đóng thuế, theo quy định địa điểm kinh doanh sẽ phải đóng mức thuế là 1.000.000 đồng/năm. Với các đơn vị được lập trong 6 tháng đầu sẽ phải đóng thuế môn bài cho cả một năm còn các đơn vị thành lập trong 6 tháng cuối năm sẽ được giảm 50% mức đóng thuế theo quy định.

2-nop-thue-mon-bai-cho-dia-diem-kinh-doanh

Mức đóng thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh hiện nay

Lưu ý rằng không phải địa điểm kinh doanh nào cũng phải nộp lệ phí môn bài. Đối với địa điểm kinh doanh của hợp tác xã có hoạt động dịch vụ kỹ thuật liên quan đến sản xuất nông nghiệp thì không cần nộp lệ phí nói trên.

>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách tính thuế kinh doanh hộ gia đình

Một vài câu hỏi và thắc mắc liên quan đến việc đóng lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh hiện nay

1. Trường hợp nào địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài?

Theo quy định, các doanh nghiệp được thành lập mới tính từ ngày 25 tháng 02 năm 2022 sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập. Đồng thời công ty mẹ của địa điểm kinh doanh cũng sẽ được miễn lệ phí môn bài giống như địa điểm kinh doanh.

Thời hạn nộp tờ khai lệ phí và lệ phí môn bài đối với địa điểm kinh doanh được quy định ra sao?
Theo quy định, việc nộp tờ khai thuế phải được diễn ra trước ngày 30/1 của năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh. Và để đảm bảo thì doanh nghiệp cần nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

3-nop-thue-mon-bai-cho-dia-diem-kinh-doanh

Mức thuế áp dụng cho địa điểm kinh doanh khi nộp thuế môn bài

Về lệ phí, thời hạn nộp của loại phí này cũng được giới hạn chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hằng năm.

2. Tại sao lại có sự chuyển đổi thuật ngữ từ “thuế môn bài” sang “lệ phí môn bài”?

Theo quy định, bắt đầu từ ngày 1/1/2017 thì thuật ngữ “thuế môn bài” sẽ được chuyển thành “lệ phí môn bài”. Việc thay đổi này không chỉ làm thay đổi tên gọi mà còn làm thay đổi bản chất. Theo đó:

Nếu môn bài là thuế thì đây là khoản tiền mà tổ chức, hộ kinh doanh cũng như cá nhân….bắt buộc phải nộp theo quy định pháp luật về thuế để tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Nếu môn bài là lệ phí thì nó sẽ có ý nghĩa là khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước và là khoản tiền theo ấn định của cơ quan nhà nước dành cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình..

3. Chậm kê khai hay nộp lệ phí môn bài muộn có bị phạt không?

Theo quy định thì doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài trước ngày 31/1 hàng năm. Do vậy khi nộp chậm doanh nghiệp sẽ phải đóng thêm tiền chậm nộp lệ phí là 0.03%/ngày.

Ví dụ: Công ty B có nghĩa vụ đóng lệ phí môn bài năm 2022 là 2.000.000 đồng với thời hạn là trước ngày 31/1/2022. Vì quên không nộp tiền nên đến ngày 31/2/2022 công ty B mới tiến hành nộp phí theo quy định.

Lúc này căn cứ vào quy định trên, công ty B đã chậm nộp lệ phí tổng cộng là 30 ngày nên phải chịu số tiền phạt là:

Tiền phạt nộp lệ phí chậm: 2.000.000 x 0.03% x 30 ngày = 18.000 đồng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp TẠI ĐÂY

[contact-form-7 404 "Not Found"]
Trả lời
error:
GỌI ĐIỆN NGAY 0937967242