Việc tổ chức sự kiện là cần thiết trong hoạt động quảng bá hình ảnh một doanh nghiệp. Đó là lý do mà nhiều đơn vị tổ chức sự kiện ra đời. Để thành lập công ty tổ chức sự kiện, các khách hàng cần có những thông tin để đảm bảo các thủ tục nhanh gọn, thuận tiện. Bài viết dưới đây giúp khách hàng nắm bắt nội dung rõ hơn.
Các yêu cầu khi thành lập doanh nghiệp tổ chức sự kiện:
Tổ chức sự kiện không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư. Nhưng nếu đơn vị xác định rõ sự kiện doanh nghiệp tổ chức sẽ phải đảm bảo dịch vụ tổ chức sự kiện là ngành nghề có điều kiện.
Nếu là ngành kinh doanh dịch vụ biểu diễn, trình diễn thời trang, các cuộc thi người đẹp phải đáp ứng theo quy định tại Điều 10. 13. 16 của Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2020 quy định rõ về việc hoạt động nghệ thuật chi tiết gồm:
–Yêu cầu của việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật:
+ Đơn vị công lập với chức năng biểu diễn nghệ thuật, hội chuyên ngành về NT biểu diễn, tổ chức hoặc cá nhân có ĐKKD về ngành này.
+ Cần đảm bảo yếu tố về an ninh, trật tự, môi trường, y tế hay phòng chống cháy nổ theo quy định.
+ Cần có VB chấp thuận tổ chức biểu diễn NT của cơ quan NN có thẩm quyền.
Đối với tổ chức liên hoan cần đáp ứng các yêu cầu:
+ Đơn vị SN công lập với chức năng biểu diễn nghệ thuật, hội chuyên ngành về NT biểu diễn, tổ chức hoặc cá nhân có ĐKKD về ngành này.
+ Cần đảm bảo yếu tố về an ninh, trật tự, môi trường, y tế hay phòng chống cháy nổ theo quy định.
+ Cần phải có VB chấp thuận về tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình NTBD của cơ quan chuyên trách .
Đối với tổ chức cuộc thi cần đáp ứng các yêu cầu:
+ Đơn vị SN công lập với chức năng biểu diễn nghệ thuật, hội chuyên ngành về NT biểu diễn, tổ chức hoặc cá nhân có ĐKKD về ngành này.
+ Cần đảm bảo yếu tố về an ninh, trật tự, môi trường, y tế hay phòng chống cháy nổ theo quy định.
+ Phải có văn bản chấp thuận việc tổ chức cuộc thi người đẹp do cơ quan chuyên trách cấp.
Các mã ngành khi TL DN tổ chức sự kiện:
Những mã ngành nghề dưới đây doanh nghiệp có thể áp dụng khi tổ chức sự kiện:
Ngành nghề | Mã ngành |
Ngành nghề về tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại (bao gồm tổ chức sự kiện, lễ hội đường phố, triển lãm) | 8230 |
Ngành nghề về hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác chưa phân vào đâu | 9639 |
Ngành nghề hoạt động thiết kế chuyên dụng | 7410 |
Ngành nghề Quảng cáo | 7310 |
Ngành nghề Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí | 9000 |
Ngành nghề Hoạt động nhiếp ảnh | 7420 |
Quy trình thủ tục khi thành lập doanh nghiệp tổ chức sự kiện:
Để thành lập doanh nghiệp về ngành nghề này, cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Những hồ sơ doanh nghiệp cần phải soạn thảo gồm:
Giấy đề nghị ĐKKD theo mẫu Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
Danh sách chi tiết cổ đông hoặc thành viên
Nếu cá nhân cần phải có CCCD bản sao có công chứng.
Nếu là tổ chức sẽ phải có GP DKKD.
Các giấy tờ, khác trong từng trường hợp.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cần nộp hồ sơ lên Phòng ĐKKD thuộc Sở KHĐT nơi DN đặt trụ sở. Trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan chuyên trách sẽ cấp giấy CN ĐKKD.
Bước 3: Công khai thông tin
Khi đã có giấy CNĐK DN, công ty cần thông báo treen CỔng thông tin quốc gia về ĐKDN trong vòng 30 ngày.
Bước 4: Khắc dấu
Công ty cần tiến hành liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc cho doanh nghiệp dấu tròn. Theo Luật doanh nghiệp 2020, công ty có quyền xem xét và quyết định về hình thức, số lượng và thông tin trên con dấu.
Bước 5: Treo bảng hiệu:
Doanh nghiệp sẽ phải làm bảng hiệu có đầy đủ những thông tin theo yêu cầu và treo bảng đúng quy định.
Bước 6: Tiến hành mua chữ ký số:
Công ty cần thực hiện đăng ký mua chữ số online để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế hay nộp tờ khai thuế online.
Cần yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho TKNH của công ty. Kế toán viên của doanh nghiệp sẽ thực hiện nhiệm vụ đúng quy định.
Bước 7: Đăng ký TKNH cho doanh nghiệp
Cần phải đăng ký TK ngân hàng cho doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động tài chính. Lúc này chủ doanh nghiệp mang theo con dấu, giấy phép ĐKND và CMT để mở tài khoản cho công ty. TIếp đó cần báo lên Sở KH và ĐT.
Bước 8: Thực hiện kê khai và đóng thuế:
Doanh nghiệp cần kê khai và nộp tờ kê khai đúng thời hạn khi công ty hoạt động.
Những loại thuế mà doanh nghiệp cần chú ý đóng gồm: Thuế GTGT thực hiện đóng theo quý. Thuế TNDN theo mức lợi nhuận hàng năm. THuế môn bài sau khi công ty thành lập.
Bước 9: Hoàn thiện việc góp vốn điều lệ:
Đối với những thành viên, cổ đông công ty đòi hỏi sẽ phải hoàn tất việc góp vốn như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, tính từ ngày nhận được GIấy CN ĐKDN.
Bước 10: Thuê dịch vụ kế toán ( nếu cần thiết)
Thực tế trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần có 1 kế toán viên chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm để có thể xử lý các vấn đề về giấy tờ. Nếu như công ty chưa có kế toán viên chuyên nghiệp hoặc kế toán chưa đủ kinh nghiệm thì có thể nghĩ đến phương án dịch vụ kế toán.
Kế toán Minh Châu- Sự lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp:
Là đơn vị hoạt động trong nhiều năm, cung cấp các giải pháp cho hàng nghìn doanh nghiệp nên chúng tôi đảm bảo về khả năng xử lý, hoàn thành tốt các nghiệp vụ kế toán của công ty. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi khách hàng sẽ được hỗ trợ:
- Tư vấn kỹ càng về các vấn đề trước khi bạn thành lập DN.
- Tư vấn rõ về các loại hình công ty.
- Chuẩn bị các hồ sơ đầy đủ
- Nộp hồ sơ cho doanh nghiệp
- Thực hiện các hạng mục sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.