Sản xuất ô tô là ngành còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Những năm gần đây, nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển ngành sản xuất ô tô và các ngành phụ trợ.
Với dân số vàng trên 93 triệu dân và tốc độ phát triển kinh tế ổn định, Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá là thị trường tiêu thụ ô tô rất tiềm năng. Hơn nữa, Việt Nam lại có nguồn nhân lực giá rẻ, nhiều chính sách ưu đãi cho ngành công nghiệp sản xuất, nền chính trị lành mạnh, bền vững, đó đều là những lợi thế để các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào ngành sản xuất ô tô.
Vậy để thành lập doanh nghiệp sản xuất ô tô cần chuẩn bị những thủ tục, hồ sơ hay có những lưu ý gì, mời doanh nghiệp tham khảo bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý:
Luật doanh nghiệp 2014
Nghị định 116/2017/NĐ-CP ngày 17/10/2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô
Quy trình thành lập doanh nghiệp sản xuất ô tô
Sản xuất ô tô là ngành kinh doanh có điều kiện, quy trình bao gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sản xuất ô tô
Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sản xuất ô tô bao gồm:
- Bản sao công chứng CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hay giấy tờ tùy thân của người đại diện doanh nghiệp nếu là cá nhân hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập nếu là tổ chức
- Giấy đề nghị xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Danh sách thành viên
- Điều lệ của công ty
Cơ quan tiếp nhận: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Thời gian xử lý: 03 ngày làm việc
Lưu ý:
- Tên doanh nghiệp cần đảm bảo cấu thành bởi 2 thành tố: Loại hình công ty + Tên riêng. Doanh nghiệp cần kiểm tra tên trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh bị trùng lặp
- Chọn loại hình công ty phù hợp với nhu cầu và số lượng thành viên của công ty.
- Địa chỉ công ty cần đăng ký cụ thể, rõ ràng, không lấy địa chỉ khu chung cư, nhà tập thể làm địa chỉ công ty.
- Doanh nghiệp cần có ít nhất một người đại diện theo pháp luật có địa chỉ cư trú tại Việt Nam. Người đại diện là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp và các quy định liên quan của pháp luật.
- Kê khai đúng nhóm ngành đăng ký là 291-2910-29100: Sản xuất xe có động cơ.
Bước 2: Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
Điều kiện doanh nghiệp sản xuất ô tô cần đáp ứng:
- Cơ sở vật chất bao gồm nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, lắp ráp, đường thử ô tô đáp ứng tối thiểu theo yêu cầu của phụ lục 1, nghị định số 116/ 2017/ NĐ-CP ngày 17/10/2017
- Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng thuê
- Nhân sự kỹ thuật phải có trình độ đại học đúng chuyên môn và ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong nghề
- Thực hiện tốt phương án đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
- Đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
- Thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất ô tô:
- Đơn đề nghị
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Danh mục thiết bị, dây chuyền sản xuất ô tô
- Hồ sơ thiết kế mặt bằng khu vực sản xuất và nhà xưởng
- Hồ sơ thiết kế đường thử ô tô
- Bằng cấp chuyên môn của nhân sự phụ trách kỹ thuật
- Tài liệu chứng minh sở hữu của doanh nghiệp với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng
- Tài liệu chứng mình doanh nghiệp thực hiện tốt quy định về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ Công Thương
Thời gian xử lý: 05 ngày xử lý hồ sơ và 15 ngày kiểm tra đánh giá thực tế tại doanh nghiệp
Bước 3: Lưu ý những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp sản xuất ô tô
- Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử quốc gia đúng thời hạn
- Khắc con dấu và công khai mẫu dấu công ty
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo thông tin tài khoản với cơ quan đăng ký doanh nghiệp
- Mua chữ ký số và đóng thuế trực tuyến theo Luật định
- Phát hành hóa đơn của công ty sản xuất ô tô
Doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước vẫn còn những khó khăn khi đối mặt với chi phí đầu tư rất cao, đòi hòi tiềm lực tài chính lớn và vững mạnh, đồng thời là sự cạnh tranh với nguồn ô tô nhập khẩu từ nhiều nước, đặc biệt các nước Đông Nam Á với nhiều ưu đãi về thuế.
Bài viết hi vọng đã cung cấp những cơ sở pháp lý căn bản giúp doanh nghiệp sản xuất ô tô hoàn hiện những thủ tục thành lập hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc hãy truy cập vào https://ketoanminhchau.com/ hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242 để được chúng tôi tư vấn.