
Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam thực sự khởi sắc, đã đưa ra nhiều thị trường sức cạnh tranh cao chiếm thị phần trong nước và gia tăng xuất khẩu.
Theo báo cáo, thực phẩm và đồ uống đang chiếm tỷ lệ cao 35% trong chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt. Mỗi năm tiêu thụ thực phẩm khoảng 15% GDP. Thói quen sử dụng thực phẩm tự nhiên và hữu cơ ngày có xu hướng gia tăng với mức 9.12%/ năm.
Đối với thị trường xuất khẩu, năm 2017 chỉ riêng xuất khẩu rau quả đã tren 3,5 tỷ USD và xâm nhập vào những thị trường khó tính như Châu Âu.
Hiện nay Việt Nam là 1 trong 5 nước xuất khẩu thủy hải sản lớn nhất thế giới với tổng 164 nước.
Đó cũng là lý do mà nhu cầu thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm ngày càng cao. Tuy nhiên để việc thành lập suôn sẻ thì đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nắm vững những thông tin về việc thành lập
Đầu tiên cần chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm
- Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp chế biến thực phẩm;
- Cùng với danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, và danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Chuẩn bị bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực
- Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ đồng thời kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, và các quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Đồng thời quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
- Các giấy tờ khác
- Giấy ủy quyền cho công ty chúng tôi.
Doanh nghiệp cần chú ý đăng ký mã ngành phù hợp như sau:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1. | Ngành Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt | 1010 |
2. | Ngành Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản | 1020 |
3. | Ngành Chế biến và bảo quản rau quả | 1030 |
4. | Ngành Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật | 1040 |
5. | Ngành Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa | 1050 |
6. | Ngành Xay xát và sản xuất bột thô | 1061 |
7. | Ngành Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột | 1062 |
8. | Ngành Sản xuất các loại bánh từ bột | 1071 |
9. | Ngành Sản xuất đường | 1072 |
10. | Ngành Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo | 1073 |
11. | Ngành Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự | 1074 |
12. | Ngành Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn | 1075 |
13. | Ngành Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: – Ngành Rang và lọc cà phê; – Ngành Sản xuất các sản phẩm cà phê như: cà phê hoà tan, cà phê lọc, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc; – Ngành Sản xuất các chất thay thế cà phê; – Ngành Trộn chè và chất phụ gia; – Ngành Sản xuất chiết suất và chế phẩm từ chè hoặc đồ pha kèm; – Ngành Sản xuất súp và nước xuýt; – Ngành Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn; – Ngành Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạc và mù tạc; – Ngành Sản xuất giấm; – Ngành Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo; – Ngành Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: bánh sandwich, bánh pizza. Nhóm này cũng gồm: – Ngành Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã); – Ngành Sản xuất men bia; – Ngành Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm; – Ngành Sản xuất sữa tách bơ và bơ; – Ngành Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng; – Ngành Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt; – Ngành Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo. |
1079 |
14. | Ngành Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản | 1080 |
Các bước thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm:
Bước 1: Nộp hồ sơ mà bạn đã chuẩn bị phía trên cho phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư.
Thời gian làm việc: 3-8 ngày làm việc
Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp chế biến thực phẩm lên cồng thông tin quốc gia
Bước 3: Doanh nghiệp khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu cho phòng kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư
Bước 4: Các việc cần làm sau thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm
- Treo biển tại trụ sở công tychế biến thực phẩm
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế: mẫu 06
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệpchế biến thực phẩm và sau nhanh chóng thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư
- Doanh nghiệp cần đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
- Doanh ngiệp phải kê khai và nộp thuế môn bài
- In và đặt in hóa đơn
- Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Những lưu ý đối với doanh nghiệp chế biến thực phẩm:
Cần xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Các đối tượng xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm gồm:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm.
Các trường hợp không cần xin cấp:
- Doanh nghiệpsản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ;
- Doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt;
- Cơ sở bán hàng rong;
- Các cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt;
- Các Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Ngoài các trường hợp trên, doanh nghiệp cần phải xin cấp phép. Dưới đây là hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp cần cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ doanh nghiệpvà người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận là chủ nhân và người trực tiếp sản xuất đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sau khi chuẩn bị các hồ sơ, tùy theo đặc thù kinh doanh để nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận khác nhau.
Một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương như: cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột
Các trường hợp khác thì nộp hồ sơ tại Cục hoặc Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Để việc thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm được thuận lợi thì hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ:
Truy cập https://ketoanminhchau.com/ hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242 để được chúng tôi tư vấn.