Hiện nay, ngành sản xuất thiết bị điện đang có cơ hội phát triển do tiềm năng tiêu thụ ở trong và ngoài nước khá lớn.
Theo kế hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện đã được Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2015-2025 ngành thiết bị điện sẽ phải cung ứng 70% nhu cầu trong nước về thiết bị đường dây, trạm biến áp; 55% về động cơ điện, và 1 số thiết bị máy phát điện. Ngoài ra những nơi như vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo là những khu vực cần phải khai thác triệt để lợi thế tự nhiên để có thể cấp điện tại chỗ.
Hiện nay ngành sản xuất thiết bị điện đã chiếm 1 thị phần lớn trong nước đồng thời được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà Nước với ngành này.
Riêng đối với thị trường xuất khẩu; bên cạnh thị trường cũ thì ngành sản xuất thiết bị điện có khả năng phát triển ở các thị trường lân cận như Lào và Campuchia.
Có thể thấy tiềm năng phát triển của ngành không nhỏ, nhưng để đáp ứng được các nhu cầu đó thì cần có khá nhiều doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện. Đó là lý do mà hiện nay việc thành lập doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện được chú ý nhiều.
Tuy nhiên để việc thành lập diễn ra thuận lời, hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi:
Những thông tin quan trọng khi thành lập doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện:
Để thuận lợi cho việc làm hồ sơ, doanh nghiệp cần chú ý các điểm sau:
- Tên doanh nghiệp: tên Tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện nên kiểm tra chắc chắn tên của mình để đề phòng trường hợp trùng tên với các doanh nghiệp trước đó.
- Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: Không được là nhà chung cư và nhà tập thể
- Về mức vốn điều lệ: Doanh nghiệpsản xuất thiết bị điện cần xem xét cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh.
Mức thuế môn bài được áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập chúng tôi sẽ tư vấn dựa vào vốn điều lệ đăng ký của doanh nghiệp. Ngay cả thời điểm thành lập cũng sẽ ảnh hưởng. Nếu thành lập 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí của cả năm.
- Thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập : Cần kèm theo doanh sách, tỷ lệ góp vốn và các giấy thờ cá nhân đi kèm
- Người đại diện theo pháp luật: cần đảm bảo thông tin cá nhân kèm theo chức danh ( giám đốc/ tổng giám đốc, chủ tịch công ty, chủ tịch HĐQT). Nếu đi thuê thì cần phải có hợp đồng lao động và giấy tờ bổ nhiệm để đáp ứng đầy đủ hồ sơ.
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Nên tham khảo mã ngành nghề dưới
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1. | Ngành bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
|
4659 |
2. | Ngành bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh | 4759 |
3. | Ngành Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện | 2710 |
4. | Ngành Sản xuất pin và ắc quy | 2720 |
5. | Ngành Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học | 2731 |
6. | Ngành Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác | 2732 |
7. | Ngành Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại | 2733 |
8. | Ngành Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng | 2740 |
9. | Ngành Sản xuất đồ điện dân dụng | 2750 |
10. | Ngành Sản xuất thiết bị điện khác | 2790 |
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện
Doanh nghiệp cần chuẩn bị thủ tục hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệpsản xuất thiết bị điện;
- Điều lệ công tycủa bạn ;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (áp dụng với trường hợpcông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:
- Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
- Giấy uỷ quyền cho công ty chúng tôi
Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc thành phố TT Trung Ương nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở như trong bản đăng ký.
Thời gian làm việc: 4- 6 ngày.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sản xuất thiết bị
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có nhiệm vụ thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Các hạng mụ cần công bố: ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông
Bước 4: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu dấu
Sau khi khắc dấu cần làm hồ sơ thông báo sử dụng mẫu dấu và nộp lên phòng đăng ký kinh doanh. Hồ sơ gồm:
- Thông báo sử dụng mẫu dấu;
- Giấy ủy quyền cho chúng tôi
Khi nhận được thông báo mẫu dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, và đăng tải thông báo trên cổng thông tin quốc gia.
Bước 5: Các việc cần làm khi thành lập doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện
- Cần mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp,sau đó thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư
- Doanh nghiệp cần đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet;
- Doanh nghiệp nộp tờ khai và thuế môn bài.
- Doanh nghiệp cần làm biển Công ty và treo tại trụ sở.
- Đồng thời cần thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng;
- Doanh nghiệp cầnđặt in hóa đơn và đặt in hóa đơn.
Trên đây là những thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện, để thuận lợi hơn trong việc hoàn thiện giấy tờ, cũng như mất thời gian trong việc chờ đợi thủ tục, doanh nghiệp chúng tôi luôn hỗ trợ quý khách.
Hãy nhanh chóng truy cập https://ketoanminhchau.com/ hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0937603786 hoặc 0937967242 để được chúng tôi tư vấn.